GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

THÓP KÍN HAY MỞ, NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ MỞ KHÓA ĐẦU

Các em bé sơ sinh khi vừa lọt lòng mẹ , phần thóp trên đầu của bé đều chưa liền khối như người trưởng thành. Nhiều bà mẹ lo lắng không biết khi nào thóp sẽ liền lại bình thường và thời gian đóng thóp sớm hay muộn có ảnh hưởng gì tới sự phát triển trí não của bé cưng hay không. Ở một số trẻ phần thóp lại có xu hướng giãn rộng hơn so với lúc sinh được gọi là mở khóa đầu.

Vậy mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh là gì ? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới em bé và có cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn nào về sức khỏe cũng như an toàn cho trẻ hay không. Các mẹ hãy cùng GoldCat tìm hiểu tất tần tật về vấn đề thóp hở, thóp kín và mở khóa đầu ở trẻ lọt lòng nhé.

1. Thóp đầu của em bé là gì ? Vị trí của nó ở đâu ?

Phần đỉnh đầu của trẻ sơ sinh có một phần xương chưa khép hoàn toàn được gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất tồn tại ở khoảng giữa đỉnh đầu và trán, nhưng thực ra thóp đầu có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm, thường sau 2 tới 3 tháng phần này đã liền hoàn toàn nên không được chú ý nhiều.

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trẻ sơ sinh có thóp trước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 - 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Trong y học, các bác sĩ chỉ ra rằng mọi đứa trẻ trong bụng mẹ riêng phần xương của bộ não phần phía đỉnh đầu và sau đầu đều không khép kín. Nguyên nhân là vì trong quá trình sinh sản, khi em bé đi qua âm đạo của người mẹ, trước sức ép của cổ tử cung, nếu  bộ não liền thành một khối áp lực sẽ đè lên và gây vỡ não hoặc tổn thương não của bé. Vì vậy phần sụn não sẽ liền dần sau khi em bé sinh ra đời.

Thóp của trẻ mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Rất nhiều bệnh ở trẻ em gây biến đổi thóp, vì thế người thày thuốc coi thóp như là một cái "cửa sổ" qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ, còn chúng ta nếu chịu khó quan sát thì thông qua sự thay đổi của thóp có thể tự xác định được bệnh của trẻ.

2. Mất bao lâu để thóp đỉnh đầu em bé liền lại ?

Lúc bình thường, khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm (đường nối trung điểm của hai cạnh đối diện). Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là phải khép lại. Để kiểm tra xem thóp của em bé có đang liền hay không thì mẹ có thể quan sát mạch đập phía đỉnh đầu của bé. Thông thường các mẹ sẽ dùng tay để cảm nhận rõ phần lõm này có đang được lấp đầy hay không.

Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn

Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.

Khi thóp đầu của bé sơ sinh đóng quá sớm

Nếu thóp trẻ khép lại quá sớm có thể là não nhỏ, hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm, hạn chế sự phát triển của đại não. Vì thế mà trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Bởi vì trong giai đoạn trước 1 tuổi, bộ não của em bé vẫn tiếp tục phát triển về kích thước từ khi sơ sinh. Nên chu vi vòng đầu của trẻ sẽ tăng dần theo thời gian, cho đến khi các phần thóp đóng lại ổn định. Do vậy mà khi thóp của em bé đóng quá sớm thì phần não phía trong sẽ không còn chỗ trống để phát triển tiếp. Lúc này việc đóng thóp sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp trí tuệ sau này của trẻ.

Các chuyên gia cho rằng nế thóp đỉnh đầu  đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu chất hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X-quang gây nên; cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên. Vì vậy, nếu cha mẹ phát hiện em bé nhà mình ngay sau vài ngày sinh ra mà thóp đầu đã liền hoàn toàn thì nên cân nhắc việc đưa bé đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.

Một em bé được cho là có thóp đầu đóng sớm thường là dưới 1 tuổi. Đặc biệt, nếu chỉ sau 5 tháng mà mẹ thấy thóp của con đã liền hoàn toàn thì có thể thăm khám vì trẻ đóng thóp quá sớm.

Khi thóp đầu của em bé đóng muộn

Trái với việc thóp đỉnh đầu của trẻ đóng sớm, thì khi thóp đóng muộn cũng là vấn đề mà cha mẹ phải xem xét. Khi mà thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, do bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên. Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là dấu hiệu trẻ thông minh. Đó là một sự nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Nên suy cho cùng, nếu một em bé phát triển bình thường thì trên dưới 18 tháng tuổi thóp đỉnh đầu của trẻ sẽ liền lại và không còn nhìn thấy mạch đập nhấp nhô phần tóc giữa đỉnh đầu và trán nữa. Đối với các em bé tóc tốt, mẹ  nên kiểm tra quan sát trong lúc tắm, lau tóc cho bé thường xuyên.

Trên 2 tuổi mà trẻ vẫn chưa liền thóp thì có thể bé nhà mình đang có nguy cơ đóng thóp muộn.

Cách giúp mẹ phát hiện sớm những bất thường của thóp ở trẻ nhỏ

Thóp bình thường thì bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng. Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não, não úng thủy... Khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên. Do đó khi phân biệt thóp có đầy lên không, cần lấy trường hợp thóp sờ thấy bình thường khi trẻ bình tĩnh làm tiêu chuẩn.

Thóp trước lõm xuống có thể thấy ở những trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng.

Lưu ý: Mỗi khi trẻ khóc, thóp vẫn nhô lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.

3. Mở khóa đầu là gì và những vấn đề liên quan tới hiện tượng mở khóa đầu ở trẻ sơ sinh

- Mở khóa đầu là gì  ?

Trên thực tế y học không công nhận cụm từ " mở khóa đầu", nhưng đây là cách gọi dân gian mà các bà, các mẹ nghĩ ra để miêu tả hiện tưởng thóp bất thường ở trẻ sơ sinh. Bởi người xưa quan niệm bộ não con người như một chiếc kho giữ trí tuệ, phần thóp hở chính là ổ khóa. Khi mà phần lõm này đột nhiên mở rộng ra nên dân gian gọi đó là hiện tượng mở khóa đầu.

Còn theo chuyên môn, các bác sĩ gọi hiện tượng mà thóp trẻ sơ sinh đột ngột có xu hướng giãn rộng hơn bình thường là một hiện tượng bất thường xảy ra ở vỏ não. Và trường hợp này có thể sẽ phải thăm khám bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu quấy khóc, trở nặng thấy rõ được sức khỏe của em bé sơ sinh.

- Những dấu hiệu cho thấy em bé đang bị mở khóa đầu

+ Phần lõm gần đỉnh đầu phập phồng dữ dội. Có thể nhìn thấy rõ ràng mạch đập rất nhanh và không ổn định. 

+ Em bé sốt, quấy khóc, bỏ bú hoặc sốt li bì , mệt mỏi.

+ Trẻ có thể sốt cao tới mức co giật.

- Phỏng đoán nguyên nhân gây mở khóa đầu ở em bé sơ sinh

Đa phần các trường hợp em bé bị mở khóa đầu đều có nguyên nhân bệnh lý . Bởi vì khi trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, biểu hiện đầu tiên của em bé chính là sốt cao. Thực tế việc sốt cao là do cơ thể con người tự nâng nhiệt độ toàn bộ cơ thể lên để ức chế, tiêu diệt vi khuẩn virus, bởi các loạn vi khuẩn hay virus đều không thể phát triển bình thường khi gặp nền nhiệt độ cao. Đó cũng là phản ứng miễn dịch mà cơ thể bắt buộc phải vượt qua, và ghi nhớ các loại vi khuẩn gây bệnh vào hệ thống miễn dịch.

Khi em bé sốt, các mạch máu não cũng giãn nở đồng thời bị áp lực từ phía bên trong, nên phần não chưa kín đầu đủ ở thóp sẽ có xu hướng tách nở giãn rộng cho khối não bên trong có đủ không gian hơn. Vì vậy mà các mẹ mới nhìn thấy hiện tượng mở khóa đầu ở trẻ.

Các bác sĩ cho rằng có nhiều nguyên nhân gây sốt dẫn tới mở khóa đầu ở em bé sơ sinh. Nhưng phổ biến thường là do bệnh lý não úng thủy, sốt xuất huyết, viêm màng não.... ngoài ra còn các bệnh liên quan tới vi khuẩn, virus gây bệnh khác.

- Xử lý khi gặp tình trạng trẻ bị  mở khóa đầu

Nếu bạn phát hiện em bé bị hiện tượng mở khóa đầu, tuyệt đối nên bình tĩnh và không áp dụng các bài thuốc truyền miệng. Bởi tính hiệu quả xác thực của các bài thuốc đó có thể không chính xác, hoặc không thể áp dụng với em bé nhà bạn. Việc đầu tiên là mẹ cần phải giải quyết các triệu chứng đi kèm của trẻ như tiêu chảy, sốt, nôn... và ngay sau đó đưa trẻ tới bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán bệnh và có biện pháp nghiệp vụ xử lý chính xác.

Trên đây là tổng quan tất tần tật về thóp đầu của trẻ sơ sinh cũng như hiện tượng mở khóa đầu của bé.  Để được thăm khám chính xác, các mẹ nếu phát hiện những bất thường vỏ não của con thì vẫn phải đưa trẻ đi thăm khám  để sớm tìm được nguyên nhân và cách điều trị. GoldCat chúc mẹ và các bé thật nhiều sức khỏe để đồng hành bên nhau trong suốt những năm tháng tươi đẹp của tương lai.

Tham khảo các đồ chơi phát triển trí tuệ của trẻ. 

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)