GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

BÍ QUYẾT VÀNG GIÚP BÉ TỰ LẬP NGAY TỪ LÚC LỌT LÒNG

Cha mẹ nào cũng đều thương con, nhưng cách yêu thương của các ba mẹ không giống nhau. Trong xã hội hiện nay, quá nhiều ông bố, bà mẹ trẻ ít kinh nghiệm đã khiến các bé trở nên phụ thuộc vào người lớn . Hãy tham khảo những bí quyết sau để giúp bé tự lập hơn

Cha mẹ nào cũng mong muốn nuôi con khôn lớn và mong con không phụ thuộc, lệ thuộc vào người lớn quá nhiều. Nhưng muốn giúp bé tự lập hơn không phải phụ huynh nào cũng làm được. Để đạt được mục đích cuối cùng, cha mẹ bắt buộc phải trải qua từng bước nhỏ. Việc nuôi dạy con cũng giống như việc người lớn đặt những viên gạch, từng chi tiết để tạo ra một công trình có tâm hồn, có sức vóc và có ích cho xã hội trong tương lai.

Dưới đây là những bước giúp bé tự lập hơn theo từng giai đoạn phát triển. Các phụ huynh nên tham khảo và áp dụng với em bé nhà mình nhé :

1. Giúp bé tự lập bằng việc ngủ riêng từ nhỏ

Để giúp trẻ tự lập, mẹ nên cho em bé nhà mình có thói quen nằm riêng từ nhỏ. Cũng có nhiều cách để em bé không nằm chung với ba mẹ mà vẫn duy trì được chế độ chăm sóc, an toàn  cho bé trong giai đoạn sơ sinh. Nhưng muốn rèn được thói quen này , mẹ cần phải tạo cho con một không gian ngủ riêng biệt. Không gian này có thể gần sát mẹ, hoặc tách biệt. Và để làm được điều này, cha mẹ nên chuẩn bị một chiếc giường nhỏ cho bé bên cạnh giường lớn của ba mẹ, hoặc cho bé nằm cũi riêng.

Thật ra tình yêu thương con cái không phải nằm ở việc nằm chung hay nằm riêng mà nằm ở cách chúng ta yêu thương con mình thế nào.
Khi bé có một chiếc cũi, bé có rất nhiều điều thói quen tốt
- Thứ nhất: Bé sẽ có không gian riêng thật thoải mái. Bé nằm chung với bố mẹ bị hạn chế lượng không khí do nằm ở giữa sẽ phải hít thở chung với bố mẹ. Chưa kể có những ông bố, bà mẹ ngủ nghịch tay quờ quạng khiến bé giật mình, ngủ không ngon

- Thứ hai: Bé ngủ riêng sẽ tập được thói quen ăn theo bữa rất rõ ràng. Bé cũng không bị sặc sữa như những bé bú đêm nằm cạnh mẹ ( mẹ ngủ quên).

- Thứ ba: Khi bé lớn hơn một chút, biết bò biết trườn, biết vịn thì cũi, nôi là giải pháp tuyệt vời cho mẹ, ba có thể vừa trông bé, vừa làm việc nhà. 

Bé nhà mình tập đứng và biết đi nhanh hơn nhờ cũi đó. Có thể các mom không tin nhưng mình tiết kiệm ối tiền thuê giúp việc nhờ cái cũi này. Tuy nhiên vẫn phải nhờ nội ngoại nhưng việc có cũi thì ông bà trông nom cháu cũng nhàn hơn phần nào. 
Các mom cũng đừng nghĩ rằng, cứ mua nôi cũi là sẽ thành công 100%, có những bé lớn hơn chút sẽ không hợp tác. Các mom phải thực sự kiên trì và thật kiên trì mới được nha!
Mua nôi - cũi không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua được. Nhưng nếu mua hãy chọn những dòng sản phẩm nôi- cũi có thương hiệu và uy tín.

 

2. Tập cho bé giữ thói quen ăn ngủ đúng giờ

Đây là bí quyết vàng cho các ông bố, bà mẹ muốn nhàn tênh chăm bé. Các mom nhớ đừng quá xót con mà tự bỏ những thói quen đúng giờ. Bé sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những tháng đầu, bé sẽ bú theo nhu cầu, chính vì vậy việc cho bé ăn cũng theo từng tháng dần vào quy củ.

Hãy lên kế hoạch dần cho giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn 2.5 tháng trở lên. Đặc biệt là làm quen dần với tiếng khóc: khóc ăn , khóc ngủ, khóc khó chịu... nó sẽ giúp cho bố mẹ biết cách để lựa một thói quen tự lập.

Thời gian 6 tháng trở lên, khả năng cầm nắm của bé hình thành rõ rệt, các mẹ cố gắng rèn luyên thói quen ăn tự chủ ở trẻ. Nếu trẻ không muốn ăn đừng nên ép. Đây là thời gian vàng hình thành thói quen ăn tự lập ở trẻ.

3. Dạy con kiểu Pháp – Nói “không” đầy uy lực

Sau ít năm sống ở Pháp, tôi vẫn không lý giải được nguyên nhân đằng sau sự ngoan ngoãn của những đứa trẻ, và tôi bắt đầu thực sự quan tâm tới cách người Pháp dạy dỗ con cái họ.

Có nhiều câu hỏi tôi thấy cần phải đặt ra. Vì sao sau hàng trăm giờ đồng hồ quan sát ở các sân chơi cho trẻ em ở Pháp, tôi chưa hề nhìn thấy một đứa trẻ nào (ngoại trừ con của tôi) tỏ ra cáu kỉnh?

Vì sao những người bạn Pháp của tôi chẳng bao giờ phải vội vã dập điện thoại để giải quyết đòi hỏi nào đó từ con cái họ? Vì sao phòng khách của họ chẳng bao giờ thấy vương vãi đồ chơi trẻ con? Vì sao trong bữa ăn trẻ em Pháp không nghịch phá đồ ăn, và bố mẹ chúng chẳng bao giờ phải la mắng?

Mỗi khi những gia đình Mỹ tới thăm chúng tôi, các ông bố bà mẹ thường phải mất công giải quyết những vụ cãi cọ của bọn trẻ, dắt chúng đi chơi quanh nhà, hay cùng chơi đồ chơi trên sàn nhà. Ngược lại, những ông bố bà mẹ Pháp khi tới thăm chúng tôi thường bình thản ngồi uống cà phê, trong khi bọn trẻ có thể tự chơi một cách vui vẻ.

Chắc chắn là tôi không quá thiên vị người Pháp, thậm chí không ưa thích sống ở Pháp cho lắm. Chắc chắn tôi không muốn con mình sau này lớn lên sẽ giống với những người Paris luôn có vẻ ngoài kiêu kỳ và lạnh lùng. Nhưng bản năng người mẹ đã khiến tôi phải bỏ công dành vài năm nghiên cứu về cách dạy con của họ. Và hôm nay, khi Bean của tôi đã được 6 tuổi, cặp em sinh đôi của bé cũng đã được 3 tuổi, tôi có thể kết luận rằng: người Pháp không hoàn hảo, nhưng họ có những bí quyết dạy con rất hiệu quả.

 

Một nghiên cứu của các nhà kinh tế từ Đại học Princeton sau khi so sánh kinh nghiệm của những bà mẹ từ Columbus, Ohio, Mỹ, với những bà mẹ ở Rennes, Pháp, đã kết luận rằng những bà mẹ Mỹ cảm thấy vất vả gấp đôi các bà mẹ Pháp khi chăm con mình. Một nghiên cứu khác cũng của nhóm nghiên cứu này cho thấy các bà mẹ ở Texas coi những công việc nội trợ khác là dễ thở hơn chăm con.

Những ông bố bà mẹ Pháp thuộc tầng lớp trung lưu mà tôi biết đều rất quan tâm tới việc trò chuyện với con cái, đưa chúng đi chơi ngoài thiên nhiên, đọc sách cho con nghe. Họ đưa con đi học tennis, học vẽ, và dẫn tới thăm các bảo tàng khoa học.

Nhưng người Pháp không phải khi nào cũng phải sa đà với con cái. “Đối với tôi, các buổi tối là thời gian riêng của cha mẹ”, một bà mẹ Paris nói với tôi như vậy. “Con gái tôi có thể ở bên chúng tôi nếu nó muốn, nhưng đó là thời gian riêng của người lớn”.

Các bậc cha mẹ Pháp muốn con cái họ được kích thích trí tuệ, nhưng không phải khi nào cũng vậy. Trong khi một số em bé Mỹ phải học đánh vần sớm và học với gia sư, thì trẻ em Pháp đơn thuần chỉ ngồi tự chơi lấy.

Khi tôi hỏi các phụ huynh Pháp rằng họ rèn kỷ luật cho con mình như thế nào, họ phải mất vài giây mới hiểu ra ý tôi muốn hỏi. “À, có phải cô muốn hỏi là chúng tôi giáo dục con như thế nào?”, họ hỏi. Từ đó, tôi sớm nhận ra rằng, đối với các bậc cha mẹ Pháp, “kỷ luật” là một khái niệm eo hẹp, liên quan nhiều đến sự trừng phạt, và ít khi dùng đến. Còn “giáo dục” (không nhất thiết phải liên quan tới trường lớp) mới là điều mà các bậc cha mẹ Pháp lúc nào cũng thực hiện.

4. Dạy con biết kiên nhẫn chờ đợi và tự chơi một mình

Một mấu chốt của sự giáo dục này, đơn giản là dạy cho trẻ phải biết chờ đợi. Đó là lý do tại sao tất cả những em bé Pháp mà tôi biết đều ngủ ngon lành qua đêm ngay từ hai tới ba tháng tuổi. Cha mẹ chúng không bế chúng lên ngay tức khắc khi chúng bắt đầu khóc. Thay vào đó, họ khiến đứa bé học cách tự yên lặng và ngủ trở lại. Đó cũng là lý do tại sao trẻ em Pháp có thể tự bằng lòng và ngồi vui vẻ trong quán với cha mẹ, thay vì ăn vặt cả ngày như trẻ em Mỹ. Đa số trẻ em Pháp đều đặn có ba bữa ăn chính và một bữa ăn vặt mỗi ngày, và đều phải chờ đến đúng giờ mới được ăn.

Một ngày thứ Bảy, tôi đến thăm nhà Delphine Porcher, một phụ nữ ngoài 30 tuổi, làm nghề luật sư lao động, sống ở ngoại ô phía Đông Paris. Khi tôi đến, chồng của cô làm việc với máy tính xách tay trong phòng khách, trong khi bé Aubane mới 1 tuổi ngủ ở gần đó. Pauline, con gái 3 tuổi, ngồi nặn vỏ bánh ngọt ở bàn ăn. Cô bé rất tập trung, và hoàn toàn cưỡng lại được sự thèm ăn trước đám bột bánh.

 

Delphine nói rằng cô không bao giờ đặt ra mục tiêu phải dạy con mình tính kiên nhẫn. Nhưng những nếp sống hằng ngày trong gia đình khiến đứa trẻ buộc phải học cách trì hoãn sự hưởng thụ. Delphine cho biết đôi khi cô mua kẹo cho Pauline, nhưng cô bé không được phép ăn kẹo cho đến khi tới giờ ăn vặt, dù là phải đợi nhiều tiếng đồng hồ.

Khi Pauline tìm cách xen vào câu chuyện của chúng tôi, Delphine nói, “chờ 2 phút con nhé, mẹ đang nói chuyện chưa xong.” Cách nói của cô vừa tế nhị, vừa cứng rắn. Tôi ấn tượng bởi sự âu yếm của người mẹ này cũng như sự hoàn chắc chắn của cô rằng Pauline sẽ nghe lời. Delphine cũng dạy các con mình một kỹ năng liên quan khác: tự chơi một mình. “Điều quan trọng nhất là thằng bé học cách tự làm cho mình cảm thấy hạnh phúc”, cô nói về bé trai Aubane.

Đây là kỹ năng mà các bà mẹ Pháp có sự cố gắng rất ràng để truyền cho con mình, hơn hẳn các bà mẹ Mỹ. Trong một nghiên cứu năm 2004 mà đối tượng là những người mẹ đã tốt nghiệp đại học ở Mỹ và Pháp, các bà mẹ Mỹ thường xếp việc khuyến khích con mình tự chơi một mình là ở tầm quan trọng mức trung bình. Nhưng các bà mẹ Pháp thì tin rằng điều này là rất quan trọng.

5. Nói không với trẻ một cách uy lực

Các phụ huynh Pháp cảm thấy khó tin rằng ở Mỹ người ta ít quan tâm tới việc dạy trẻ em biết kiên nhẫn chờ đợi. Một cặp vợ chồng người Paris kể lại cho tôi nghe kỷ niệm của họ về thời gian họ sống ở Nam California, một gia đình Mỹ mời họ tới chơi nhà. Nhiều năm sau, họ vẫn nhớ ấn tượng về những đứa trẻ Mỹ thường xuyên ngắt lời người lớn trong câu chuyện, và không thời gian cố định nào cho việc ăn vặt, bọn trẻ Mỹ bất cứ khi nào cũng có thể mở tủ lạnh và lấy đồ ăn mà chúng thích. Đối với người Pháp, trẻ em Mỹ hành xử như thể chúng mới là người chủ gia đình.

Điều người Pháp lấy làm lạ, là các phụ huynh Mỹ không biết nói “không”. Điều đó có nghĩa là trẻ em Mỹ không có được những khuôn phép chắc chắn, còn các bậc phụ huynh Mỹ thì bị thiếu quyền uy. Các phụ huynh Pháp thì ngược lại, họ luôn hành xử theo một khuôn phép (cadre) trong việc dạy con. Khuôn phép nghĩa là có những giới hạn rất chắc chắn mà đứa trẻ phải chấp hành theo, nhưng ngược lại, các phụ huynh Pháp giao cho con cái khá nhiều quyền tự do và độc lập, miễn là chúng cư xử trong vòng khuôn phép.

Uy lực là một trong những sắc thái ấn tượng nhất trong cách dạy con của người Pháp – và có lẽ là kỹ năng khó nhất cho các bậc cha mẹ. Nhiều vị phụ huynh Pháp mà tôi gặp có được vẻ uy lực một cách dễ dàng, tự nhiên, và bình thản trước con cái, điều khiến tôi phải ghen tị. Đó là điều khiến trẻ em Pháp thực sự phải nghe lời cha mẹ, thay vì tảng lờ, cãi lời, hoặc kỳ kèo.

Một buổi sáng Chủ nhật, Frédérique, cô hàng xóm của tôi, phải chứng kiến tôi vất vả cố gắng kiểm soát con trai mình, Leo, khi đó mới 2 tuổi. Leo là đứa bé rất lanh lẹ, và khi ngồi trong công viên, nó thường xuyên tìm cách trốn ra ngoài cổng, khiến tôi phải liên tục canh chừng.

Frédérique mới cách đây 3 tháng có nhận nuôi một đứa trẻ 3 tuổi tóc đỏ từ một trại mồ côi của Nga. Nhưng chỉ cần 3 tháng trong vai trò làm mẹ, với phẩm chất cố hữu của người Pháp, cô ta đã có cái nhìn khác hẳn so với tôi về cách thể hiện uy lực.

Trong khi tôi và Frédérique ngồi trong công viên, Leo luôn tìm cách lẩn ra ngoài cổng. Mỗi lần như vậy tôi lại phải đuổi theo, la mắng, và kéo đứa bé về trong khi nó gào thét. Ban đầu Frédérique chỉ quan sát một cách im lặng. Nhưng rồi cô ta không giữ sự tế nhị nữa, và nói rằng nếu cứ lúc nào cũng chạy theo Leo, thì chúng tôi không thể nào ngồi nói chuyện yên ổn được vài phút.

“Đúng vậy”, tôi nói. “Nhưng tôi có thể làm gì được?” Frédérique cho rằng tôi nên nghiêm khắc với Leo. Tôi nói rằng đã mắng Leo trong suốt 20 phút đấy thôi. Frédérique chỉ mỉm cười, và khuyên rằng tôi nên nói “không” một cách mạnh mẽ hơn. Tôi e là Leo có thể cảm thấy sợ, nhưng Frédérique nói rằng tôi chớ có lo. Lần tiếp theo Leo chạy ra ngoài cổng, tôi nói “không” một cách đanh sắc hơn bình thường. Nhưng nó vẫn chạy ra ngoài. Tôi đuổi theo và lôi nó về. “Cô thấy không?”, tôi nói. “Không thể trị nó được”.

Frédérique lại cười và bảo tôi đừng nên quát to, chỉ nên nói với âm điệu có trọng lượng hơn. Nhưng Leo vẫn không chịu nghe lời lần tiếp theo. Nhưng dần dần tôi cảm thấy tiếng “không được” của tôi đã có vẻ thuyết phục hơn. Âm thanh vang lên không to hơn, nhưng có tính tự tin và chắc chắn hơn. Tới lần thử thứ tư, khi tôi hoàn toàn cảm thấy sự tự tin ở trong mình, Leo vẫn tới gần cái cổng – nhưng kỳ lạ thay – không mở cánh cửa ra. Nó quay lại nhìn tôi một cách đề phòng. Tôi mở to mắt ra và cố tỏ vẻ không chấp thuận.

Sau khoảng 10 phút, Leo không còn tìm cách trốn ra nữa. Dường như nó quên mất về cái cổng và chỉ tập trung chơi với những đứa trẻ khác, trong khi tôi và Frédérique có thể ngồi duỗi chân thoải mái trò chuyện. Tôi vẫn còn sốc vì đột nhiên Leo bỗng nhìn tôi như một nhân vật đầy quyền uy.

“Bạn thấy đấy”, Frédérique nói. “Vấn đề là ở sắc thái giọng nói”. Đó là lần đầu tiên, tôi được thấy con mình tỏ ra ngoan ngoãn hệt như một đứa bé Pháp.

Các bậc cha mẹ ngày nay đứng trước thử thách lớn khi nuôi dạy con trong một thế giới mới, phức tạp và nhiều cạm bẫy. Nhưng họ cũng có cơ hội tìm hiểu, học hỏi nhiêu cách nuôi dạy con ở phương Đông lẫn phương Tây, từ Pháp Mỹ đến Nhật, Trung Quốc. Kết hợp những nét tích cực trong các cách nuôi dạy con có thể là chìa khoá giúp cha mẹ thời hiện đại nuôi dạy những đứa trẻ thành công, yêu thương và tự lập.

Xem thêm mẹo chăm sóc bé từ chuyên gia .

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)