GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy nước mũi – Ho – Khụt Khịt – Khò khè

Sốt là một trong những đấu hiệu đầu tiên chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe. Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng đi kèm cùng sốt chính là ho và khụt khịt mũi, khò khè. Đây chính là biểu hiện dễ thấy nhất của viêm đường hô hấp trên mà trẻ dễ gặp phải. Cùng chuyên gia GoldCat học cách xử lý khi trẻ bị chảy nước mũi, ho, khụt khịt, khò khè các mẹ nhé.

Chuẩn đoán nguyên nhân trẻ bị chảy nước mũi, ho, khụt khịt

Thông thường khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp hoặc bất kì ở vị trí nào trên cơ thể, biểu hiện đầu tiên chính là sốt. Nếu chỉ riêng mỗi sốt, các bác sĩ sẽ phải làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Tuy nhiên nếu mẹ phát hiện bé sốt, kèm theo triệu chứng chảy nước mũi, ho, khụt khịt thì nguy cơ cao con đang bị viêm đường hô hấp.

Viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra viêm mũi họng, viêm amidan...Nếu sức đề kháng của bé bị suy giảm, bé không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nặng , dẫn tới viêm đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản.

trẻ bị sốt cao

Trẻ nhỏ chảy nước mũi có nguy hiểm hay không ?

Thông thường trẻ em chảy nước mũi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Bởi khi gặp môi trường không thuận lợi, mũi của trẻ cũng tiết dịch để làm sạch, bôi trơn đường thở. Tuy nhiên nếu mẹ phát hiện bé bị chảy nước mũi kèm các hiện tượng sau đây cần theo dõi hoặc đưa bé đi thăm khám :

  • Chảy nước mũi kèm ho

Khi thấy bé nhà mình nước mũi chảy nhiều lại kèm thêm hiện tượng ho thì mẹ cần lưu ý. Bởi ho chính là một trong những phản xa sinh lý của con người nhằm mục đích tống các chất dịch nhầy, đờm từ trong cổ họng ra bên ngoài. Xét về mặt y khoa, nếu ho ở một mức độ ít nó chính là phản xạ tốt giảm thiểu vi khuẩn bám trụ, gây hại khu vực cổ họng. Tuy nhiên nếu trẻ bị chảy nước mũi kèm ho liên tục, ho nhiều sẽ là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho trẻ.

  • Chảy nước mũi và khụt khụt, khò khè

Có những em bé chảy nước mũi nhưng không kèm ho mà lại bị khò khè, khụt khịt. Mặc dù biểu hiện của khụt khịt hơi giống khò khè nhưng các mẹ phải để ý, bởi nó là 2 mức độ khác nhau, nguy hiểm cũng khác nhau.

Cụ thể nếu thấy trẻ bị chảy nước mũi kèm khụt khịt ở mũi thì đây chính là dấu hiệu bé đang bị tắc nghẽn khu vực mũi, hay chính là viêm nhiễm hô hấp trên. Nhưng nếu phát hiện bé thở khò khè thì có thể chẩn đoán trẻ đang bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Cần phải theo dõi bé liên tục. Đặc biệt khi bé khò khè co rút lồng ngực, lõm lồng ngực.

  • Trẻ chảy nước mũi kèm sốt cao kéo dài

Nếu trẻ em bị chảy nước mũi kèm với sốt cao từ 3 ngày trở lên. Khi cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau 1 giờ không thấy hạ. Trong trường hợp này cũng là một trong dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể gặp nguy hiểm.

trẻ bị chảy nước mũi

  • Trẻ chảy nước mũi kèm nôn , tiêu chảy

Một số bé khi bị chảy nước mũi kèm theo bỏ ăn, không ăn uống được, tiêu chảy, đi ngoài ra máu.... cũng là tình trạng nguy hiểm.

Phương pháp giúp trẻ phòng tránh chảy nước mũi , ho, khò khè, khụt khịt

Sử dụng điều hòa nhiệt độ cho trẻ đúng cách

  • Chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp với bé, phù hợp theo mùa. Không để nhiệt độ thấp quá 3 độ so với nhiệt độ ngoài môi trường.
  • Bật chế độ quạt gió đảo chiều thay vì để điều hòa chĩa thẳng vào em bé.
  • Sử dụng bình phun sương tạo ẩm, chậu nước để làm giảm tình trạng khô trong phòng.
  •  Lúc không dùng điều hòa, cha mẹ có thể mở cửa để lưu thông không khí.

Xử lý vấn đề trẻ bị chảy nước mũi

  • Trẻ bị khụt khịt dùng nước muối biển sâu rửa mũi cho bé. Chỉ nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngà. Và không nên lạm dụng phương pháp này.
  • Phát hiện nước mũi trẻ bị đặc trong thì sử dụng NaCl 0,9%, Otriven nhỏ vào mũi bé.
  • Nước mũi trẻ bị đặc xanh, hoăc vàng : dùng Nemydexa, Mepoly ... cho bé.
  •  Dùng hút mũi để làm sạch hết dịch mũi cho trẻ.

Xử lý vấn đề ho của trẻ

Khi phát hiện bé bị họ, có thể cho bé dùng Chanh mật ong, Gừng mật ong và uống với nhiều nước ấm. Hỗn hợp sẽ giúp loãng đờm. Sau sử dụng nhưng không giảm ho thì phải dùng thuốc giảm ho.

Sử dụng khí dung nước muối 3% để điều trị đờm, uống nhiều nước ấm, vỗ rung cho bé.

chữa khỏi chảy nước mũi ở trẻ nhỏ

Tiêm phòng vắc xin để nâng cao miễn dịch

  • Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
  • Tiêm bổ sung các mũi dịch vụ như phế cầu, Hib, Viêm gan.

Các biện pháp tăng cường đề kháng cho trẻ

Rèn luyện thói quen cho bé tập thể dục mỗi ngày. Hạn chế việc trẻ dùng điện thoại, ti vi trước giờ đi ngủ. Nếu trẻ bú mẹ , hãy cho bé bút đầy đủ , tăng cường các vitamin cho mẹ để vào sữa cho bé. Chủ động bổ sung vitamin C, vitamin D, Beta glucan.

Trên đây là tổng quan về vấn đề chảy nước mũi ở trẻ nhỏ và các biện pháp điều trị. Mặc dù chỉ là những dấu hiệu nhỏ, nhưng nếu mẹ không theo dõi đầy đủ có thể gây nguy hiểm cho bé khi phát hiện muộn.

Tham khảo mẹo chăm sóc sức khỏe cho bé sơ sinh.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? website : GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 0837388686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
 CS2 :  99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng