Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi là giai đoạn hết sức đặc biệt cần nhiều sự chăm sóc từ ba mẹ, ông bà. Nhưng không phải người mẹ trẻ nào cũng nắm được những phương pháp chăm sóc em bé chuẩn nhất. GoldCat mách bạn cẩm nang của mẹ thông thái khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi.
1. Chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Giai đoạn em bé trong 30 ngày đầu sau sinh có lẽ là thời điểm khó khăn nhất đối với các bà mẹ trẻ. Bởi sau khi sinh bé, thời điểm này chính là lúc nhạy cảm nhất cả về tâm , sinh lý của chị em. Phụ nữ sau khi sinh dù là đẻ tự nhiên hay sinh mổ vẫn cần phải phục hồi lại sức khỏe. Khi mà các cơn đau về thể xác đang dần lùi lại phía sau, mẹ lại bắt đầu vào công cuộc chăm bé.
-
Đặc điểm của em bé sơ sinh dưới 1 tháng tuổi
Khi em bé còn nằm trong bụng mẹ, em sẽ quen với sự mềm mại trong tử cung của mẹ mình. Mặc dù chật chội, nhưng em bé của chúng ta đang quen với mọi thứ của môi trường nước ối. Nên việc ra khỏi môi trường đó, bản thân em bé mới bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài và học cách thích nghi với từng chút của cuộc sống.
Trong thời điểm này, đa phần các bé chỉ có ngủ, ăn và đi vệ sinh. Các em bé thật tài tình khi có thể cuộn mình ngủ từ 16 -20 tiếng mỗi ngày. Do vậy các chị mẹ cũng đừng ngạc nhiên hay lo lắng quá khi mà em bé nhà ta ngủ nhiều ghê cơ.
Và những lúc em bé dậy thì chắc chắn chỉ có ăn , tè và ị rồi. Do vậy mà mẹ cần phải chú ý để phục vụ những nhu cầu thiết yếu này của bé nhé.
-
Cách chăm sóc em bé 1 tháng tuổi
+ Không nên để bé sử dụng gối quá cao
Bởi vì giai đoạn này cột sống của em bé còn chưa hoàn thiện. Việc nằm gối quá cao sẽ ảnh hưởng tới xương cột sống của bé, đặc biệt phần lưng và phần cổ. Ngoài ra, gối quá cao còn khiến trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong lúc thở, có thể gây nghẹn thở.
Để khắc phục mẹ có thể lựa chọn gối lõm đầu để nâng đỡ phần cổ cho bé. Hoặc gấp khăn xô lại 2-4 lần tạo thành một chiếc gối đầu mỏng cho con. Nhiều gia đình có cũi có chức năng chống trào ngược thì có thể hoàn toàn xử dụng mặt phẳng nghiêng của cũi mà không phải dùng tới gối đầu cho trẻ.
+ Không cho trẻ sơ sinh uống nước
Có một câu hỏi mà chuyên gia GoldCat thường gặp khi tư vấn đó là có nên cho em bé sơ sinh uống nước hay không ? Bởi đa phần các mẹ trẻ cho rằng nếu chỉ uống sữa, bú sữa em bé sẽ bị khát nước. Trên thực tế câu trả lời là không cho bé uống nước nha các mẹ.
Mặc dù nước lọc có thể lành tính với tất cả người trưởng thành. Nhưng với trẻ em thì nước lọc chưa hẳn đã an toàn. Bởi vì khi em bé trong bụng mẹ hoàn toàn không phải tiếp xúc với các loại vi khuẩn từ môi trường nên chưa có phản ứng miễn dịch. Việc cho bé uống nước lọc vô tình khiến vi khuẩn xâm nhập và ruột trẻ. Kết quả là em bé có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ tiêu hóa sau này suốt đời.
+ Cho em bé xem tranh đen trắng
Em bé của chúng ta tuy dành khá nhiều thời gian cho việc ngủ trong tháng đầu tiên. Nhưng những lúc bé dậy chơi, mẹ cũng nên có hướng giáo dục nhận thức cho bé. Ngoài việc thường xuyên hát ru, trò chuyện với con, thì mẹ có thể dùng các bức tranh đen trắng khác nhau để con nhận thức được các khối hình thể.
Mẹ nhớ để tranh ở khoảng cách xa tầm 20cm nhé. Như vậy bé vẫn nhìn đủ để kích thích thị giác mà không bị ảnh hưởng cấu trúc trục quang học của mắt.
+ Thời gian các cữ bú
Em bé trong tháng đầu mỗi lần ăn sẽ không nhiều , vì vậy mẹ nên cân nhắc khoảng cách các cữ bú cho em bé. Thường 2 tuần đầu nên 1,5-2 tiếng sẽ cho bé ăn một lần. Còn càng về sau thì mẹ càng giãn cữ bú và tăng số lượng sữa cho bé hơn nhé.
Cũng vì ăn liên tục nên không tránh được em bé xì xoẹt trong tuần đầu, đặc biệt với em bé bú sữa mẹ. Vì vậy mà mẹ phải kiểm tra tã cho em bé, đặc biệt là bé gái để tránh phân gây nhiễm khuẩn vùng kín của trẻ.
2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Nếu như tháng đầu là giai đoạn khó khăn nhất của cả mẹ và bé, thì từ tháng thứ 2 cả hai mẹ con sẽ dần quen với việc bên nhau cả ngày. Trong thời gian nằm cữ, đôi khi những việc chăm sóc trẻ sơ sinh cứ lặp đi lặp lại khiến mẹ nhàm chán và mong muốn được thoát ra. Nhưng GoldCat vẫn luôn nghĩ vì các em bé mà vô tình các bà mẹ đều trở lên “ anh hùng” từ những việc nhỏ nhặt nhất.
-
Đặc điểm cần lưu ý của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Khi em bé trong tháng chưa quen với thay đổi của môi trường sống nên có thể “ thức ngày cày đêm”, khiến mẹ và bà vô cùng vất vả . Tuy nhiên qua 1 tháng,em bé của chúng ta sẽ ngoan hơn và dần bắt nhịp với mẹ.
Thời điểm em bé 2 tháng, thay vì dồn thời gian để ngủ thì em bé của chúng ta sẽ ăn nhiều hơn. Vì vậy có một lưu ý cho các mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh giai đoạn này chính là để ý cỡ bú, cỡ ăn sữa và phân của em bé.
Cũng vì ăn nhiều hơn nên em bé cũng lớn lên trông thấy, nên cần lưu tâm không gian ngủ của con để không ảnh hưởng tới chiều cao của bé , mẹ nhé.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
+ Rèn cho bé bú theo cữ
Không còn giống lúc ở trong tháng, bé dậy lúc nào mẹ cho em ăn lúc đó. Từ tháng thứ 2, mẹ nên rèn luyện cữ bú và thời gian giữa các cữ khi cho con ăn sữa. Việc này vừa giúp em bé đủ dinh dưỡng lại khiến trẻ nề nếp ngoan hơn, mẹ nhàn hơn.
Cụ thể cứ 3 tiếng 1 lần mẹ sẽ cho em bé ăn sữa. Mỗi cứ bú nên kéo dài từ 10-15p. Nếu mẹ nhiều sữa thì nên cân nhắc loại bớt 1 phần sữa đầu rồi cho em bé bú sữa giữa và sữa cuối. Ở cữ tiếp theo mẹ lại đổi bên bầu sữa. Hạn chế tình trạng chỉ con bú 1 bên ngực, em bé có thể dễ bị lệch mặt do nằm nghiêng nhiều, mẹ cũng bị lệch ngực và bị căng tức hoặc mất sữa 1 bên vú.
+ Cho bé sơ sinh tập thể dục
Khi mà không còn ngủ nhiều mẹ cũng nên cho em bé tập thể dục. Ngoài những việc nắn chân nắn tay để em bé không bị mỏi, thì thi thoảng mẹ sẽ cho em bé tập ngẩng đầu. Tần suất mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 giây như vậy. Điều này sẽ giúp xương và cơ vùng vai gáy thích nghi dần trong giai đoạn tới.
+ Không nên bế trẻ sơ sinh nhiều
Làm mẹ rồi ai cũng muốn bế em bé nhiều hơn, muốn gần gũi con. Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng đây không phải là phương pháp tốt nếu mẹ muốn em bé độc lập. Trừ trường hợp em bé khóc dạ đề quá lâu. Còn nếu em bé của các mẹ ngoan thì nên để trẻ tự nằm chơi là chính.
Trong giai đoạn từ tháng thứ 2, nếu mẹ thường xuyên bế bé, em bé sẽ mè nheo và quen được bế ẵm mỗi ngày. Làm như vậy liên tục từ tháng thứ 3, trẻ sẽ bện hơi mẹ , quấy khóc nếu không được ai bế lên nữa. Vì vậy nếu em bé ngủ hay tự chơi ngoan mẹ có thể tranh thủ làm việc nhà, hoặc nghỉ ngơi, hoặc làm những việc cá nhân để tự thư giãn.
+ Không ru em bé theo kiểu rung lắc
Có thể nói Việt Nam là một đất nước giàu tình thương mến. Vì vậy mà khi các em bé khó ngủ, nhiều bà, nhiều mẹ lựa chọn phương pháp rung lắc để em bé dễ chìm vào giấc ngủ mà không quấy khóc. Đây là phương pháp mà chính các nhà khoa học cũng cảnh báo là phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh sai cách.
Việc nên làm là mẹ để em bé chìm vào giấc ngủ, hoặc nhẹ nhàng hát ru cho em bé thư thái.
Lưu ý : Ru trẻ bằng cách rung lắc có thể gây tổn thương não bộ của trẻ. Bởi giai đoạn này vỏ não của bé chưa hoàn toàn khép lại và rất mong manh.
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Nếu như trong 2 tháng đầu đời, các em bé sơ sinh dành thời gian lớn nằm trong nôi cũi để ăn ngủ nghỉ. Thì từ tháng thứ 3, các bé bắt đầu có những vận động chủ động đầu tiên. Đó chính là việc em bé sơ sinh sẽ tập lẫy.
-
Đặc điểm của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Từ tháng thứ 3, các em bé đã quá quen với môi trường sống và mọi thứ trong căn phòng của mình. Con cũng bắt đầu phản ứng nhanh nhạy hơn với cuộc trò chuyện của bà và mẹ. Nên dễ dàng thấy em bé sơ sinh cười ra tiếng khi được mẹ , bố, ông bà nô cùng.
Trong giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu vào nề nếp ăn ngủ có khoa học hơn. Cụ thể, mỗi buổi sáng bé có thể ngủ 1 tới 2 giấc. Và có thể vào ban đêm, trẻ sẽ thức dậy 1 lần để ăn đêm.
Cũng trong thời điểm 3 tháng, các em bé sẽ bắt đầu có phản ứng nằm tự lật nửa người hoặc tập lật toàn bộ với tư thế lẫy. Vì vậy mẹ nên lưu ý không để các vật có khả năng gây ngạt như chăn đệm gối to gây vướng víu và nguy hiểm cho bé.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
+ Kéo dài cữ bú của trẻ lên 4 tiếng
Vào tháng thứ 3, mẹ có thể kéo dài cữ bé lên tới 4 tiếng tùy tiêu hóa của bé. Vì vậy mà mỗi ngày trẻ sẽ bú từ 5 tới 6 lần. Cữ bú lúc này cũng gấp rất nhiều so với tháng đầu tiên ( thường tháng 1 bú 40-50ml). Còn tháng thứ 3 trẻ sẽ bú 100-120ml 1 lần.
Vì bé cần năng lượng để phát triển hệ xương, do đó mà mẹ nên ăn đa dạng thức ăn, đặc biệt là canxi. Nên cho trẻ phơi nắng trước 9h sáng để cơ thể con tổng hợp vitamin D.
+ Tập cho bé cách quan sát chuyển động
Để thị giác phát triển nhanh nhạy, giai đoạn 3 tháng mẹ nên rèn luyện cho bé cách quan sát các vật di chuyển. Mẹ có thể sử dụng thanh treo nôi phát nhạc. Hoặc có thể chơi hú òa với em bé để em bé phân biệt chuyển động của tay mẹ. Thường xuyên cười để con cảm nhận thấy ấm áp.
+ Nên massage cho em bé thường xuyên
Trong giai đoạn này do chưa thể thành thạo việc tập lật và di chuyển nên em bé có thể cảm thấy bị mỏi cơ. Vì vậy mà mẹ thường xuyên massage nhẹ nhàng phần lưng, bụng và chân tay cho em bé.
Đặc biệt nên nhẹ nhàng xoa bụng theo vòng tròn đồng tâm là rốn sẽ giúp hạn chế táo bón ở trẻ sơ sinh.
Thường xuyên nắn bóp chân tay cũng giúp kích thích hệ thần kinh, xúc giác cho em bé sơ sinh.
4. Chăm sóc trẻ sơ sinh vào tháng thứ 4
-
Đặc điểm của trẻ sơ sinh ở tháng thứ 4
Đa phần vào tháng thứ 4 em bé đã lẫy lật thành thạo và có nhu cầu muốn chuyển động lên xuống. Ở giai đoạn này mẹ không còn vất vả thức đêm như 3 tháng đầu sơ sinh. Tuy nhiên cũng không thể xem nhẹ việc chăm sóc trẻ sơ sinh được đâu mẹ nhé.
Cũng thời điểm này, sau một thời gian làm quen với môi trường sống, mẹ cần phải luyện tập cho em bé nhà mình hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cụ thể đó là mẹ dần cho bé tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài nhiều hơn để bé có thể hít thở bầu không khí khác, cho bé tiếp xúc với người ngoài để em bé tự tin, dạn dĩ hơn.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 4
+ Không cho bé sử dụng điện thoại, ti vi nhiều
Bước vào giai đoạn tháng thứ 4, đa phần trẻ bắt đầu hiếu động và biết đòi hỏi. Nên khi em bé khóc hoặc đòi đi chơi, các mẹ thường hay lựa chọn hình thức cho bé dùng điện thoại, hoặc mở ti vi cho bé theo dõi.
Tuy nhiên cha mẹ không thể lường hết được nếu lựa chọn phương án này có thể biến trẻ phụ thuộc vào việc xem điện thoại ti vi. Nên nếu em bé mè nheo mẹ có thể tranh thủ làm việc và trò chuyện với bé, hoặc hát , kể chuyện cho con cũng là một biện pháp hay.
Ngoài ra mẹ và bé hãy cùng chơi bằng cách để các đồ chơi hấp dẫn ở xa bé để con tự trườn lên với lấy. Với cách này em bé sẽ cảm thấy thú vị, đồng thời kích thích khả năng vận động ở trẻ.
+ Cần phải vệ sinh tai cho em bé
Nếu như ở các tháng đầu, em bé chưa thực sự chịu nằm yên để mẹ lấy ráy tai. Thì sang tháng thứ 4, mẹ cần lưu ý khi dùng tăm bông lau ráy tai cho trẻ.
+ Cho trẻ tập cầm nắm vật dụng
Nếu như cái túm áo mẹ của những tháng trước là biểu hiện em bé muốn được an toàn. Thì từ tháng thứ 4 mẹ cần cho bé tập luyện việc cầm nắm đồ vật.
Mẹ nên cho em bé tập cầm các vật nhỏ như đồ chơi gỗ để em bé được rèn sự khéo léo của các khớp tay.
+ Cho trẻ sơ sinh nghe nhạc
Việc nghe nhạc có thể duy trì từ khi trong bụng mẹ đến khi bé hơn 1 tuổi. Vì thực sự âm nhạc đúng giai đoạn sẽ kích thích não bộ của trẻ phát triển rất tốt.
5. Chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 5
-
Đặc điểm của em bé trong tháng thứ 5
Vào tháng thứ 5, các bé chuẩn bị cho giai đoạn ăn dặm khi đến tháng thứ 6. Do vậy mẹ hay thấy trẻ tóp tép miệng khi nhìn người lớn ăn. Tự mút tay, mút chân cũng là một hành động dễ thấy của em bé sơ sinh tháng thứ 5. Có thể trẻ sẽ bị khó chịu, trằn trọc mất ngủ vào ban đêm khiến mẹ khó chịu. Tuy nhiên hãy vỗ về và tăng cữ sữa lên cho bé.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
+ Không cho trẻ ăn dặm khi chưa đủ 6 tháng
Rất nhiều mẹ mắc sai lầm trong giai đoạn này chính là cho em bé ăn dặm luôn. Đặc biệt là vấn đề các bà sẽ hướng cho các mẹ việc ăn dặm sớm cho em bé. Các bà sẽ có bài rằng “ bố nó cũng ăn từ hồi hơn 3 tháng” hoặc “ trước chúng tôi nuôi con 4 tháng đã cho uống nước cơm”.
Cũng vì những tác động này, cộng thêm việc em bé bú không đủ no nên thường sẽ quấy khóc mà nhiều mẹ làm liều cho bé ăn dặm sớm.
Lời khuyên là nếu sữa mẹ thời điểm này bị ít thì có thể cân nhắc sử dụng sữa công thức, hoặc bột ăn dặm công thức cho bé từ 4 tháng tuổi.
+ Thường xuyên vệ sinh răng lợi cho em bé
Thực ra việc vệ sinh răng lợi nên cần thực hiện đều đặn từ lúc be còn nhỏ. Nhưng vào tháng thứ 5, khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần phải lưu tâm hơn. Nguyên nhân là bé sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên vào giai đoạn này.
Vệ sinh răng và lợi cho bé để em bé hạn chế việc ngứa và sưng lợi, tạo điều kiện thuận lợi để răng dễ nhú lên hơn.
+ Bắt đầu tập thói quen phát âm có chủ đích ở bé
Nếu như ở các tháng trước bé sẽ khóc hoặc cười tự nhiên theo cảm xúc. Thì từ tháng thứ 5 mẹ nên nói chuyện cùng con nhiều hơn, để bé sẽ chủ động nói theo các từ như bi, bô, ba, bà... đây là một trong những phương pháp kích thích trẻ biết nói sớm hơn.
6. Chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 6
Có thể nói tháng đầu tiên là cột mốc đầu tiên quan trọng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh thì từ tháng thứ 6 là mốc đặc biệt thứ 2.
-
Đặc điểm trẻ sơ sinh tháng thứ 6
Con bắt đầu bước vào giai đoạn tập ăn dặm. Thời điểm này hệ tiêu hóa của em bé đã bắt đầu thích ứng với việc làm quen dần với các thức ăn ngoài sữa mẹ. Và sự thực là sữa mẹ trong giai đoạn này cũng không còn đủ dưỡng chất để cho em bé phát triển toàn diện.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 6
+ Tập cho em bé ăn dặm
Mặc dù ở tháng thứ 6, em bé vẫn bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức là chính. Tuy nhiên mẹ cũng cần phải cho bé ăn dặm để hệ tiêu hóa dần thích ứng với thức ăn từ môi trường ngoài.
Nguyên tắc ăn dặm cho em bé tháng thứ 6 vẫn là làm quen từ từ thực phẩm từ loãng tới đặc.
Đầu tiên sẽ để trẻ ăn thử 1, 2 thìa bột loãng. Sau đó kết hợp ăn làm quen từ ngọt tới mặn, từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc.
+ Không chiều theo sở thích mè nheo của bé
Trong giai đoạn tháng thứ 6 , tự nhiên bà và mẹ sẽ thấy em bé quấy hơn, hay khóc, hay mè nheo đòi thứ này thứ kia. Nhưng bà và mẹ tuyệt đối không chiều theo sở thích của bé mà nên lựa để con chuyển tập trung sang thứ khác.
7. Chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 7
-
Đặc điểm của em bé tháng thứ 7
Các mẹ thông thái từ tháng đến tháng thứ 6 sau khi đã rèn cho em bé vào khuôn khổ thì tháng thứ 7 sẽ nhàn tênh. Nếu các em bé háu ăn thì sẽ hợp tác với bà, với mẹ hiệu quả. Và giai đoạn này mẹ em bé có thể sẽ quay lại làm việc ở cơ quan, cho nên việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể bà hoặc người thân sẽ phải trợ giúp.
Trong giai đoạn này chỉ cần lo lắng vấn đề em bé mọc răng nên có thể hay sốt nhẹ và quấy khóc. Việc mọc răng cũng có thể trẻ dễ bị viêm họng hơn bình thường . Vì vậy cần phải chú ý vệ sinh vòm họng, răng , lợi cho bé.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng
+ Hướng dẫn vệ sinh răng lợi cho trẻ sơ sinh
Mẹ và bà mỗi ngày dùng gạc rỡ lưỡi làm vệ sinh miệng cho em bé. Nên massage nhẹ nhàng phần vòm lợi, các răng mới nhú cho em bé. Sau đó cho bé xúc miệng bằng nước lọc sạch sẽ.
+ Nên đọc truyện cho em bé nghe
Khi mẹ không muốn cho bé nghe nhạc thì có thể hát hoặc đọc truyện cho bé nghe. Giai đoạn này trẻ nhận biết màu sắc tốt hơn rồi, nên mẹ hãy chuẩn bị các quyển truyện nhiều màu sắc để em bé tự lật và xem tranh.
+ Điều chỉnh khi em bé giả vờ khóc mè nheo
Em bé tháng thứ 7 sẽ thông minh và biết đòi hỏi hơn tháng thứ 6. Nhưng mẹ thông thái chăm sóc trẻ sơ sinh thời điểm này cần lưu ý nói không với mè nheo của con. Vì nếu mẹ thực hiện đáp ứng, lần sau bé sẽ tiếp tục đòi hỏi một mức cao hơn.
+ Không nổi nóng khi em bé đậm phá đồ
Lúc các em bé khóc đòi mẹ thỏa mãn một nhu cầu nào đó, nếu mẹ bơ đẹp bé , thì trẻ có xu hướng ném đồ , đập phá đồ để mẹ quan tâm, chú ý hơn. Nếu em bé hành động như vậy, mẹ nên nhẹ nhàng khuyên bảo, không nên quát mắng bé. Nếu có cũi thì có thể đặt em bé vào trong để hạn chế việc trẻ bò quanh nhà , ném các thứ bé vơ được.
+ Cho bé ra ngoài để làm quen dần với người lạ
Thời điểm 7 tháng em bé cũng bắt đầu khỏe mạnh hơn, nên cần phải cho bé ra những nơi có người lạ để con không còn nhút nhát. Bởi làm quen với việc cuộc sống sẽ có sự xuất hiện của người lạ cũng là một bài học mà mẹ thông thái cần dạy con.
8. Mẹ thông thái chăm sóc trẻ sơ sinh tháng thứ 8
-
Đặc điểm của trẻ sơ sinh tháng thứ 8
Nếu như ở tháng thứ 6 con tập ăn dặm đồ ngọt, cuối tháng thứ 7 mới ăn mặn. Thì em bé tháng thứ 8 có thể đổi bữa mặn bữa ngọt tùy vào sở thích ăn uống của con. Nên thời điểm này chính là giai đoạn em bé dễ bị khát nước. Do đó cần phải bổ sung nước nhiều hơn để tiêu hóa khỏe mạnh, tốt hơn.
Trong tháng thứ 8 em bé cũng bò và ngồi thành thạo nên mẹ cần chú ý với các đồ vật xung quanh bé. Lúc này nếu mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh không chú ý có thể phích nước, các vật trên cao , ngọn có thể gây nguy hiểm cho con.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 8 tháng
+ Không cho bé uống nước lạnh
Nhiều cha mẹ thấy thời tiết nóng bức nên lại cho bé uống nước lạnh vì nghĩ sẽ mát hơn. Hoặc là cho các em bé 8 tháng uống nước ngọt như coca, pepsi... Việc này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng răng của bé, ngoài ra còn khiến tiêu hóa bị ảnh hưởng khá nhiều. Do đó cần phải nói không với việc cho em bé dưới 1 tuổi uống nước đá, nước ngọt.
+ Dạy em bé tư duy
Tháng thứ 8, em bé có xu hướng bắt chước hành động của người lớn nhiều hơn. Nên nếu mẹ cười nhiều với bé, làm trò với bé con sẽ chủ động cười với ba mẹ nhiều hơn. Hoặc những hành động vô tình của mẹ nhưng bé lại bắt chước y hệt. Điển hình là muốn cầm đũa trong bữa ăn, hoặc lấy tay quệt mũi.
Cũng vì tư duy thích học theo , làm theo hành động người mà bé yêu nhất hay làm, nên mẹ hãy dạy con theo hướng tư duy tích cực. Ví dụ mẹ thường à ơi ru bé, thì bé cũng thích à ơi hát theo. Hoặc mẹ tập thể dục đơn giản thì bé cũng thích vận động chân tay theo.
+ Tuyệt đối không được dọa ma bé
Có thể mẹ không biết tư duy của em bé sẽ thật khác với tư duy của người lớn. Nên có thể thấy nếu mẹ dọa ma em bé, dọa ông ba bị... thì em sẽ có thể gặp ác mộng khi ngủ, hoặc nhút nhát .
9. Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
-
Đặc điểm của trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Em bé 9 tháng đã ăn dặm thuần thục và có khả năng cầm nắm đồ chắc. Vì vậy mẹ nên mua đồ ăn dặm riêng để em bé tự dùng tay cầm nắm đồ ăn. Do đó mẹ có thể hoàn toàn thực hiện phương pháp ăn dặm chỉ huy.
-
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
+ Nên cho em bé uống nước ấm
Với em bé 9 tháng tuổi, mặc dù hệ tiêu hóa đã tốt hơn rất nhiều, nhưng vẫn nên để em bé uống nước ấm. Đặc biệt nên luyện cho em bé uống thêm nước ấm vào buổi sáng để kích thích tiêu hóa, và uống nước ấm vào buổi tối để tránh viêm họng và ngủ ngon hơn.
+ Hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống kém lành mạnh
Mặc dù 9 tháng bé có thể ăn cả thế giới, nhưng mẹ không để bé ăn những thức ăn chế biến sẵn kiểu như xúc xích, gà rán, nước có ga, trà sữa... Bởi những thực phẩm này sẽ khiến em bé bị chướng bụng, khó tiêu hóa.
+ Cần quan sát bé trong tầm mắt
Giai đoạn 9 tháng các em bé bỗng chốc hiếu động hơn. Thường các bé đã bò nhanh và vịn tay vào các thành để đứng lên. Như vậy nếu mẹ không chú ý em bé sẽ leo trèo và có thể bị ngã rất nguy hiểm. Do vậy nếu bận gì mẹ hãy đặt em bé vào cũi để hạn chế tai nạn không mong muốn.
10. Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi
-
Đặc điểm của em bé sơ sinh 10 tháng tuổi
Giai đoạn 10 tháng tuổi em bé gần như mọc được các phần răng cửa , răng nanh. Nên ngoài vệ sinh răng hàng ngày cho bé, thì cần phải loại trừ các thực phẩm như socola , ca cao vì sẽ gây hại cho răng của con.
Lúc 10 tháng tuổi, em bé cũng có nhu cầu ăn vặt các loại bánh kẹo nhiều hơn, nên hạn chế cho chúng ăn các loại bánh ngọt trước bữa ăn. Bởi việc này sẽ không tốt cho dạ dày cũng như hạn chế cơm, cháo mà con ăn trong bữa chính.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng
+ Ba mẹ nên thay nhau đọc sách cho be
Trẻ con học hỏi rất nhanh, nên đọc truyện thường xuyên cho trẻ trong giai đoạn này vừa giúp bé có kiến thức, lại kích thích hệ thần kinh phát triển.
Thời điểm đọc truyện cho bé nên là các buổi tối. Hành động nây vừa giúp em bé thông minh hơn, lại giúp ngủ ngon sâu giấc và luôn hạnh phúc.
+ Cho em bé tự chơi với đồ chơi
Giai đoạn 10 tháng mẹ có thể đổi nhạc cổ điển cho bé nghe, hoặc cho em bé tự chơi với đồ chơi thông minh. Rõ ràng với cách làm này, em bé của mẹ vừa hoàn thiện tư duy, mẹ lại vừa rảnh rang làm việc nhà.
+ Rèn luyện cho bé thói quen tự cất đồ
Mẹ hãy chuẩn bị 1 thùng đồ chơi để mỗi lần chơi xong, mẹ và bé sẽ tự cất đồ . Đây vừa là cách chăm sóc trẻ sơ sinh chuyên nghiệp vừa là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ.
11. Chăm sóc trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi
-
Đặc điểm của em bé 11 tháng
Bước vào giai đoạn này gần như các em bé đã bắt đầu chủ động bám thành , bám tường để đứng lên và tập đi. Do đó , mẹ hãy rèn cho con cách độc lập trong suy nghĩ và hành động.
Ví dụ nếu em bé ngã, thay vì vội vàng nâng bé lên. Mẹ hãy quan sát cách bé xử lý khi ngã. Nên khuyến khích trẻ tự đứng mà không mè nheo, không dựa dẫm vào người lớn.
-
Cách chăm sóc trẻ 11 tháng tuổi
+ Chuẩn bị xe gà cho bé tập đi
Đây cũng là một dụng cụ giúp em bé nhanh biết đi hơn. So với xe tròn tập đi thì xe gà cho bé tập đi sẽ chủ động, an toàn hơn rất nhiều.
+ Dạy em bé cách phân biệt đồ vật, con vật
Thời điểm 11 tháng, tư duy em bé rất nhanh nhạy. Do đó mẹ nên tranh thủ mua sách báo tranh ảnh để chỉ cho bé hình ảnh vật dụng, các con vật, màu sắc để em bé tập ghi nhớ và phát âm.
12. Chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi
-
Đặc điểm em bé 12 tháng tuổi
Các em bé 12 tuổi bắt đầu biết đi và tập nói. Nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tuổi cha mẹ cần quan tâm tới nhiều vấn đề của bé hơn. Ví dụ thời điểm này thay vì chỉ chăm sóc con, thì mẹ nên dạy bé những con số, chữ cái..
Tuyệt đối không nuông chiều hay làm theo các yêu cầu để con ỉ lại vào người lớn.
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi
Chuẩn bị những bữa ăn đầy dưỡng chất cho bé. Có thể chuyển giai đoạn ăn cháo sang cơm hạt từ từ.
Thi thoảng để bé đi chân trần để em bé phát triển xúc giác.
Trên đây là cẩm nang toàn tập chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ thông thái nên thuộc nằm lòng. Bởi việc nuôi dưỡng một em bé không hề đơn giản. Các mẹ hãy lựa theo tính nết và hoàn cảnh gia đình để dạy bé được tốt nhất nhé. Nếu cần thêm hỗ trợ vui lòng liên hệ với chuyên viên của GoldCat. Chúc mẹ và bé sẽ luôn mạnh khỏe và thành công.