GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

CHO BÉ ĂN DẶM VÀ NHỮNG LƯU Ý CHO MẸ

Cho bé ăn dặm như thế nào để trẻ có thể hợp tác với mẹ, tập được nhiều món ăn và luôn ăn ngon miệng. Đây là chủ đề mà các bà mẹ luôn quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm, mẹo hay cho nhau. 

Các chuyên gia của tổ chức y tế thế giới khuyên rằng các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trọn vẹn trong 6 tháng khi bé chào đời. Còn sau 6 tháng, các mẹ nên cho bé ăn dặm với thức ăn mềm, thô để hình thành thói quen ăn uống, cũng như làm quen với các loại thực phẩm mới nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng hơn cho giai đoạn phát triển mới, bởi sữa mẹ lúc này không còn là nguồn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé nữa.


1.Mốc thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm và kết thúc ăn dặm

Trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi và kết thúc ăn dặm ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ không còn cung cấp đủ lượng calo và các loại dinh dưỡng cho sự phát triển của bé nữa nên ngoài nguồn sữa mẹ mẹ còn phải bổ sung thêm từ nguồn thức ăn khác cho bé để bé đủ dinh dưỡng để phát triển tốt. Nhưng mẹ phải kết thúc việc ăn dặm của bé ở độ 24 tháng tuổi để bé học được cách tập nhai và hòa nhập với trường lớp vì bé sẽ ăn theo chế độ khác.

Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, có một lỗi mà các mẹ thường dễ mắc đó là chọn thời điểm quá sớm. Có những mẹ được bà khuyên rằng có thể cho bé uống nước cơm chắt để con quen dần với việc ăn dặm. Thực tế việc cho bé uống nước cơm, nước cháo từ trước 6 tháng là một sai lầm. Bởi nó sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải gồng lên mới phân tách được đường từ nước cơm hay các chế phẩm từ gạo.

Từ 4 tới 6 tháng, nếu mẹ thấy em bé nhà mình có xu hướng hay mút tay, hay nhìn theo miệng của người lớn ăn và đòi. Đây có thể là biểu hiện của việc con muốn ăn dặm sớm. Và trường hợp này khi bé bú no nhưng vẫn bứt rứt, trằn trọc khó ngủ thì có thể sữa mẹ đang không đủ dinh dưỡng cho con. Giải pháp là mẹ nên kết hợp sữa mẹ và sữa công thức các cữ khác nhau để bổ  sung cho bé. Hoặc có thể mẹ dùng bột sữa ăn dặm cho bé. Loại này tuy hơi sệt nhưng thành phần chủ đạo của nó chính là sữa công thức.

Việc cho bé ăn dặm phải tiến hành từ 6 thán tới khi 24 tháng tuổi. Đây cũng là thời điểm các em mọc hết răng sữa. Khi quá 2 tuổi, mẹ bắt buộc phải chuyển sang thức ăn dạng hạt khác để con làm quen và không thể áp dụng ăn thức ăn thể lỏng nhiều nữa.

 

 2. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng tới đặc

 

Khi em bé chuyển từ việ bú bình, bú mẹ sang ăn thức ăn dặm dạng lỏng, cha mẹ đừng vì thấy con háu ăn mà lập tức cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Mặc dù em bé nhà bạn có sức ăn, rất hào hứng và hợp tác với đồ ăn mới, nhưng bên trong cơ thể con, hệ tiêu hóa mới đang tập thích nghi. Lúc này dạ dày của bé sẽ được chỉ đạo tiết dịch nhiều hơn, mật và gan cũng tiết men tiêu hóa để phân tách đường và chất béo để tạo thành các loại đường, chất béo mạch ngắn mà nhung mao của ruột có thể hấp thụ được. Đại tràng lúc này cũng tiếp nhận và tạo ra các acid mạch ngắn giúp phân tách dinh dưỡng và năng lượng cho đường ruột hoạt động.

Để cho bé ăn dặm nên chọn ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc. Đây là cách tập cho bé ăn và làm quen đến thành thạo.  Mẹ cũng ưu tiên lựa chọn thức ăn  dễ tiêu hóa thay vì các loại thức ăn phức tạp.

3. Cho bé ăn dặm không được bỏ qua bước dầu ăn

 

Vì dầu ăn là loại thực phẩm rất dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng , dưỡng chất cho bé. Hơn thế nữa dầu ăn còn là 1 chất xúc tác quan trọng để bé có thể hấp thụ được vitamin D và canxi. Vì các loại vitamin đa phần tan trong dầu ăn. Nên khi chế biến đồ ăn dặm cho bé, bỏ qua dầu ăn thì em bé có thể bị thiếu chất béo, và cũng không thể hấp thụ được tối đa vitamin từ rau củ quả.

Trái ngược với tình trạng không bỏ dầu ăn vào đồ ăn dặm , thì nhiều mẹ lại lạm dụng bỏ quá nhiều vào thức ăn của trẻ. Khi dạ dày phải nhận một lượng lớn dầu ăn, có thể gây chướng bụng, khó tiêu gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mà khi cho bé ăn dặm, mẹ cần phải điều chỉnh lượng dầu phù hợp với thành phần món ăn dặm và khối lượng thức ăn.

   4. Không kết hợp sữa bò với mật ong vào thực đơn ăn dặm của bé
 


Trong giai đoạn mới tập cho bé ăn dặm, mẹ không nên cho con sử dụng sữa bò tươi, hoặc sữa tươi. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng thì nên lựa chọn sữa công thức. Bởi sữa công thức đã được loại bỏ những thành phần khiến trẻ khó tiêu hóa. Ngoài ra một số trẻ còn bị dị ứng với đường của sữa bò  thì cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn sữa dê công thức. 

Mật ong cũng là thực phẩm mà mẹ cần hạn chế cho bé dùng giai đoạn tập ăn dặm. Trong mật ong có kháng sinh tự nhiên có thể ảnh hưởng tới đề kháng của bé sau này. Nên các trường hợp bé bị nấm lưỡi, cũng hạn chế dùng mật ong rơ lưỡi cho em bé.

Ngoài ra, hai thực phẩm này khi kết hợp với nhau sẽ có thể gây dị ứng đường tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy, nôn. Vì vậy cần chú ý trước khi kết hợp các thực phẩm lạ cho bé ăn dặm.
 

  5. Cân đối các nhóm dinh dưỡng trong thực đơn cho bé ăn dặm



 

Khi đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung cho bé 4 nhóm thực phẩm sau: Nhóm bột đường bao gồm: gạo, bột mì, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác… Nhóm béo bao gồm: dầu, mỡ, bơ, và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm: rau củ và các loại trái cây. Nhiều mẹ nấu bột có thói quen cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ rằng như thế là đầy đủ chất cho con nhưng thật ra quá nhiều đạm sẽ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, đôi khi dẫn đến chán ăn.

Vì vậy, các mẹ khi chế biến đồ cho bé ăn dặm cần phải lưu ý cân đối đủ thành phần và tỉ lệ thành phần khoa học, để em bé có thể hấp thụ dinh dưỡng tối đa và dễ dàng nhất.

 

6. Cha mẹ không nên ép bé ăn khi bé không thích



 

Nếu bé không thích 1 món ăn nào đó,  mẹ đừng ép bé ăn nhé, hãy thử lại sau 1 vài ngày nữa, hãy thử lại 1 lần nữa, 1 lần nữa nhé. Điều này cũng có thể cho bé có nhiều thời gian hơn để thích nghi với món ăn. Hãy nhớ rằng, bạn chính là hình mẫu cho bé, vậy nên con bạn sẽ cảm thấy thích thú với món thực phẩm hơn nếu bé thấy bạn ăn một cách thích thú. Tuy nhiên, bạn đừng ép buộc trẻ ăn và đừng dùng các món đồ chơi khác để “hối lộ” để bé ăn thực phẩm mới.

 

 7. Hãy cho bé ăn bằng tay nếu bé khi bé sẵn sàng nhé.


 

Sau khi ăn dặm được một thời gian, các mẹ nên để cho bé tự ăn bằng tay nhé. Hãy bắt đầu bằng những miếng đồ ăn nhỏ, mềm dễ ăn. Một số thức ăn cầm tay các mẹ có thể tham khảo trong thời gian ăn dặm của bé như là : chuối chín, cà rốt luộc, phô mai, mì nấu chín, trứng,.... Vì đang trong đợt đầu mới tập ăn nên bạn nên tránh cho bé ăn những đồ ăn cúng và khó nuốt ví dụ như lẹo cứng, rau sống, khoai tây chiên, xúc xích...

 

 8. Nên sắm cho bé 1 chiếc ghế ăn dặm ưng ý

 

                           

Khi bé đã đến độ tuổi ăn dặm, các mẹ nên sắm cho bé 1 chiếc ghế ăn dặm để bé có 1 không gian riêng thoải mái vui chơi, ăn uống, các mẹ cũng không còn tốn thời gian và dễ dàng hơn trong việc  dọn dẹp bãi chiến trường mà bé để lại.
Sản phẩm ghế ăn dặm Công ty GoldCat Việt Nam sản phẩm có dây đai an toàn, chắc chắn  thiết kế đẹp, gọn, tiện lợi với 3 mức điều chỉnh 53cm, 63cm, 73cm phù hợp với bàn ăn nhà bạn.

 

Trên đây là những mẹo hay mà các chuyên gia tâm lý GoldCat cho rằng các mẹ nên thử áp dụng trong quá trình cho bé ăn dặm. Với em bé, mọi thứ đều phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất và con sẽ dần thích ứng. Điều quan trọng là cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ vừa ăn vừa xem nghịch điện thoại, đồng thời cũng hạn chế cho bé đi ăn rong. Bởi đây là những phương pháp khiến cho trẻ ăn thụ động, lâu dần sẽ khiến hệ tiêu hóa và các phản xạ tự nhiên của con yếu đi. GoldCat chúc các mẹ thành công, các em bé luôn mạnh khỏe.

Xem thêm khay ăn dặm đáng yêu cho bé bằng gỗ.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)