GoldCat.vn - Nôi Cũi Chuẩn Việt

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ : Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày càng có nhiều trường hợp trẻ em gặp vấn đề cong vẹo cột sống. Tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng của các bé, nhưng nó lại gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển chiều cao và toàn bộ cơ thể. Nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể gây biến dạng xương khung ngực, xương chậu, phổi và tim.

Để hiểu sâu hơn về những vấn đề cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ cũng như nguyên nhân, triệu chứng, cách phát hiện, hướng điều trị và phòng tránh, các phụ huynh không nên bỏ qua nội dung bài viết này.

1. Bệnh cong vẹo cột sống là gì ?

Bệnh cong vẹo cột sống hay chính xác là vẹo cột sống. Đây được xem là một dạng dị tật xảy ra ở vùng cột sống. Nó không gây nguy hiểm trực tiếp luôn tới tính mạng của trẻ nhỏ. Nhưng vẹo cột sống lại để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Cong vẹo cột sống chính là tình trạng xương cột sống xuất hiện sự cong vẹo bất thường. Tùy vào hiện trạng mỗi bệnh nhân, vẹo cột sống có thể lệch sang bên phải hoặc bên trái. Nhưng dù là hướng cong thế nào, nó đều gây ảnh hưởng tới khoang ngực và cơ quan khác như tim, phổi. Đặc biệt nếu không phát hiện điều trị sớm, bệnh có thể không chữa trị được, hoặc gây tổn thất chi phí lớn nếu phải phẫu thuật.

2. Nguyên nhân bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Trong khoa, bệnh cong vẹo cột sống được chia thành 2 nhóm. Đó là vẹo cột sống bẩm sinh và cong vẹo cột sống thứ phát do các sinh hoạt, ngồi sai tư thế, mang vác bệnh nặng. Để mọi người dễ hình dung, ở bài viết này sẽ  chỉ ra từng nguyên nhân cụ thể dẫn tới bệnh vẹo cột sống :

trẻ bị cong vẹo cột sống

  • Cong vẹo cột sống do di truyền

Theo thống kê của các chuyên gia trong ngành, bệnh cong vẹo cột sống cũng có yếu tố di truyền. Nghĩa là với những gia đình có bố mẹ, hoặc người thân đã bị mắc chứng vẹo cột sống bẩm sinh thì nguy cơ em bé sinh ra bị bệnh cong vẹo cột sống sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

  • Trẻ bị vẹo cột sống từ lúc còn là bào thai

Một nhóm nguyên nhân khác khiến trẻ mắc bệnh cong vẹo cột sống đến từ việc người mẹ gặp vấn đề trong quá  trình mang thai. Nhóm nguyên nhân này sẽ khiến cho em bé khi sinh ra đã bị vẹo cột sống bẩm sinh.

+ Tử cung của mẹ không phát triển kịp

Trong giai đoạn bào thai, tử cung của người mẹ sẽ lớn dần lên tương thích với sự lớn lên của em bé. Tuy nhiên có một số em bé ở các giai đoạn lại phát triển nhanh bất thường. Trong khi đó tử cung của mẹ không đáp ứng được cơ thể của bé. Kết quả là vùng xương cột sống của thai nhi bị cong vẹo do bị chèn ép.

+ Phụ nữ mang thai tiếp xúc với hóa chất độc hại

Một nguyên nhân khác khiến bào thai bị cong vẹo cột sống đó là nguồn hóa chất độc hại. Trong suốt quá trình trước và trong khi mang thai, phụ nữ luôn được cảnh báo cần phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại. Bởi những hóa chất nguy hiểm có thể gây đột biến gen, dẫn tới quá trình phát triển xương cột sống bị đột biến.

Nguồn hóa chất độc hại không chỉ đến từ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm độc hại ( rượu thuốc, kem trộn..), thực phẩm bẩn, phụ gia công nghiệp. Ngoài ra trong nhóm nguyên nhân gây cong vẹo cột sống còn có việc tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai, chụp chiếu XQ khi không rõ bản thân đang mang thai.

+ Bất thường ngôi thai

Trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, thai nhi sẽ có những chu kỳ chuyển ngôi thai. Dù là ngôi thuận hay ngôi nghịch, em bé vẫn không ngừng xoay chuyển ngôi trong bụng mẹ. Tuy nhiên có một số em bé đặc biệt không chuyển ngôi thai. Việc này đã khiến trẻ bị cong vẹo cột sống từ trong  bào thai.

+ Bào thai bị tác động mạnh

Nếu trong suốt quá trình mang thai, bào thai bị lực bên ngoài tác động mạnh cũng có thể khiến ảnh hưởng tới xương cột sống của bé. Do vậy y học vẫn không loại trừ nguyên nhân trẻ bị cong vẹo cột sống do ngoại lực tác động.

+ Do quá trình sinh sản

Lúc sinh bé, nếu cổ tử cung của mẹ giãn nở kém sẽ hẹp và chèn ép vào xương cột sống của bé nếu sinh tự nhiên. Bởi các em bé sinh theo đường âm đạo, sẽ bắt buộc phải qua cổ tử cung của người mẹ. Khi mà cổ tử cung mở hẹp, nó sẽ gây tai nạn cho bé trong quá trình chui ra. Kết quả trẻ có thể bị cong vẹo cột sống từ lúc sơ sinh.

  • Cong vẹo cột sống bẩm sinh vì nguyên nhân khác

Từ khi còn trong bào thai, một số em bé đã có những bất thường trong cấu tạo xương sống. Hoặc trẻ co cấu tạo não, tủy sống không bình thường. Chính vì vậy mà bào thai gặp vấn đề cong vẹo cột sống ngay trong bụng mẹ.

  • Trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi sai tư thế

Rất nhiều trẻ em sinh ra không hề gặp những bất thường ở vùng xương cột sống. Tuy nhiên khi đi học cha mẹ mới phát hiện em bé nhà  mình bị mắc bệnh cong vẹo cột sống.  Bệnh vẹo cột sống do ngồi sai tư thế khi học được xếp vào bệnh lý cong vẹo cột sống học đường.

  • Trẻ bị cong vẹo cột sống do nằm đệm quá mềm

Cha mẹ nào cũng mong muốn dành cho các bé những điều tốt đẹp nhất. Do thiếu kiến thức, nên nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn cho bé nằm đệm mềm. Chính việc để bé nằm lâu trên chiếc đệm quá mềm đã khiến xương cột sống phát triển lệch lạc. Kết quả là em bé sơ sinh lại bị lệch cột sống.

  • Trẻ mang vác đồ nặng quá lâu

Một số trẻ đến độ tuổi tới trường sẽ tự mang cặp sách của mình. Hoặc một số bé phải giúp cha mẹ làm việc nhà, mang vác đồ nặng trong thời gian dài sẽ khiến cột sống chịu lực tác động và bị cong vẹo.

  • Trẻ bị cong vẹo cột sống do tai nạn

Không chỉ đến từ những nguyên nhân trên, trẻ em cũng có thể bị cong vẹo cột sống do tai nạn. Ở những trường hợp này, thường hậu quả của bệnh vô cùng nặng nề và ảnh hưởng lâu dài.

3. Cách phát hiện trẻ em bị cong vẹo cột sống

Có nhiều em bé khi biểu hiện bệnh cong vẹo cột rõ ràng cha mẹ mới kịp thời phát hiện. Việc phát hiện chậm thường do cha mẹ thiếu kiến thức, chủ quan, không biết bé bị vẹo cột sống từ bé hoặc ít quan tâm tới con khi bé đã bước vào tuổi đi học.

Việc phát hiện muộn bệnh cong vẹo cột sống sẽ để lại hậu quả nặng nề khó can thiệp. Do vậy, biết được các triệu chứng sớm của vẹo cột sống là yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là cách nhìn nhận triệu chứng bệnh cong vẹo cột sống mà phụ huynh cần nắm được :

  • Phần bả vai của trẻ

trẻ bị cong vẹo cột sống

Khi trẻ em bị cong vẹo cột sống thì hai bả vai của trẻ sẽ xuất hiện chênh lệch rõ rệt. Thông thường độ lệch vẹo cột sống, đoạn vẹo cột sống nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó của trẻ sẽ bị thấp hơn. Do đó khi quan sát thất hai bả vai của bé bất thường không ngang bằng nhau thì khả năng cao em bé đang có vấn đề ở xương cột sống.

  • Xương hông bị chênh lệch

Trẻ bị cong vẹo cột sống không chỉ khiến cho xương phần bả vai bị cao thấp. Mà phần xương hông của bé cũng bị chênh lệch. Nếu trẻ bị cong cột sống nặng sẽ xuất hiện những lằn xương sườn hằn ngoài da rõ ràng pử một phía.

  • Xương cột sống thắt lưng bất ổn

Phần xương cột sống có thể khó quan sát bằng mắt thường hơn so với xương bả vai và xương hông. Tuy nhiên cột sống cong vẹo lại chính là yếu tố quan trọng khẳng định bé mắc bệnh cong vẹo cột sống. Dễ quan sát nhất là vùng xương cột sống ở thắt lưng.

Khi mắc chứng cong vẹo cột sống học đường, vùng xương thắt lưng bé sẽ cong bất thường, các đốt sống gồ lên, xoáy vặn nhiều kiểu, xuất hiện 2 đường hõm vào bên của vùng eo.

trẻ bị cong vẹo cột sống

  • Cơ thể trẻ bị mất cân đối

Nếu trẻ mắc bệnh cong vẹo cột sống thì cơ thể sẽ bị mất cân đối. Bởi vì bộ xương có nhiệm vụ chính là nâng đỡ toàn bộ các cơ quan khác của cơ thể. Khi cột sống bị vẹo, xương sườn phát triển thiếu cân đối, nghiêng về một bên. Lâu dài cơ thể trẻ bị mất cân đối rõ ràng.

  • Xương cổ bất thường

Xương cột sống và xương cổ gần có thể coi là một khối. Khi mà bé bị cong vẹo cột sống sẽ khiến cho vùng xương cổ cũng phát triển bất ổn. Cụ thể xương cổ có thể bị ngắn hơn bình thường hoặc lệch hẳn về một bên.

4. Những ai có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống

Trừ những em bé bị cong vẹo cột sống bẩm sinh. Trẻ em và người lớn bình thường cũng hoàn toàn có thể mắc bệnh cong vẹo cột sống. Dưới đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ bị mắc chứng vẹo xương cột sống :

  • Trẻ em có bố mẹ, người thân mắc chứng cong vẹo cột sống bẩm sinh.
  • Trẻ em, người lớn thường xuyên ngồi học, ngồi làm việc sai tư thế hoặc đi đứng sai tư thế.
  • Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, thiếu hụt Canxi, phốt pho và các vitamin liên quan tới hình thành và phát triển xương.
  • Tập thể dục quá cường độ, sai cách cũng khiến người trưởng thành bị cong vẹo cột sống.
  • Trẻ thường xuyên mang cặp lệch một bên, hay nằm xem điện thoại, ti vi.
  • Trẻ sơ sinh nằm đệm quá mềm.

5. Những biện pháp phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống

Việc điều trị bệnh cong vẹo cột sống thường mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tệ nhất là một số trường hợp phải tiến hành phẫu thuật chi phí cao để nắn chỉnh lại xương cột sống. Do đó phòng ngừa vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế tình trạng cong vẹo cột sống :

  • Phụ nữ mang thai cần hạn chế tối đa tiếp xúc hóa chất, mỹ phẩm độc hại. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Hạn chế tối đa trình trạng trẻ em bị cong vẹo cột sống bẩm sinh.
  • Không sử dụng các loại đệm quá mềm đối với trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em cần ngồi học đúng tư thế. Lựa chọn các loại bàn học đúng với chiều cao của bé.
  • Không để trẻ mang cặp sách 1 bên vai, hoặc tự mang cặp quá nhiều sách.
  • Không cho trẻ nhỏ mang vác các đồ vật nặng.

ngồi học đúng tư thế ở trẻ nhỏ

6. Chuẩn đoán bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Những trường hợp cha mẹ tự phát hiện các con bị cong vẹo cột sống thường là  có biểu hiện quá rõ ràng. Tuy nhiên để khẳng định trẻ bị vẹo cột sống ở mức độ nào và nguyên nhân ra sao thì phụ huynh vẫn cần đưa trẻ đi thăm khám ở bệnh viện, cơ sở chuyên khoa.

Để chẩn đoán chính xác trẻ có đang bị cong vẹo cột sống hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các nghiệp vụ sau đây :

Thực hiện khám lâm sàng :

Khám lâm sàng bằng cách quan sát bằng mắt thường độ lệch của vai, hông, xương cổ. Làm các bài test độ mềm dẻo của xương cột sống để phát hiện các dấu hiệu liên quan để phát hiện trẻ có bị cong vẹo cột sống hay không .

Thực hiện khám cận lâm sàng :

  • Chụp X Quang để phát hiện sớm bệnh cong vẹo cột sống

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán vùng xương bị cong vẹo. Sử dụng biện pháp chụp X quang toàn bộ cột sống hoặc hệ xương  liên quan để đánh giá tình trạng mất cân đối của hệ xương. Qua đó sẽ đánh giá được các đốt sống, cột sống đang gặp vấn đề.

  • Chụp cộng hưởng từ ( CT ) xương cột sống

So với chụp X Quang, thì chụp CT cắt lớp sẽ cho kết quả chính xác nhất. Chụp cổng hưởng từ sẽ đánh giá các mô mềm đĩa đệm, tủy sống, dây thần kinh rõ ràng nhất. Tuy nhiên chi phí thường tốn kém và không phải bệnh viện nào cũng có máy móc hiện đại để thực hiện chụp CT.

7. Phương pháp điều trị bệnh cong vẹo cột sống

Mặc dù bệnh cong vẹo không gây nguy hiểm luôn tới tính mạng bệnh nhân. Nhưng càng để lâu nó lại càng có nhiều hệ lụy và biến chứng. Hơn nữa đây lại là bệnh lý phức tạp, buộc phải điều trị lâu dài theo giám sát của bác sĩ chuyên khoa xương cột sống.

Tùy vào độ tuổi bệnh nhân, độ cong vẹo cột sống, sự tiến triển của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau :

  • Thực hiện trị liệu thần kinh cột sống

Với những trường hợp mới bị cong vẹo cột sống hoặc bị nhẹ thì có thể thực hiện biện pháp trị liệu thần kinh cột sống. Phương pháp trị liệu là dùng tay tạo ra lực chính xác để tác động vào cấu trúc xương khớp sai lệch để nắn chỉnh lại.

Sau khi sử thực hiện dùng lực bằng tay, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng vật lý trị liệu để làm mềm vùng cơ cột sống để làm mềm mô. Sử dụng đẹo đai cố định gopsc Cobb trên 25 độ hoặc các bệnh nhân là trẻ em đang ở độ tuổi xương phát triển.

  • Thực hiện phẫu thuật nắn lại xương cột sống

phẫu thuật xương cột sống

Với bệnh nhân bị cong vẹo cột sống nặng, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp phẫu thuật can thiệp. Đây có thể coi là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên nó lại có chi phí cao, có mức độ nguy hiểm. Do đó bác sĩ chỉ định phẫu thuật khi độ cong vẹo xương sống quá nặng, tiến triển bệnh nhanh, gây ảnh hưởng tới hô hấp và tim.

Dù thực hiện biện pháp điều trị bệnh cong vẹo cột sống nào thì bệnh nhân cũng cần thực hiện các biện pháp tập luyện tốt cho cột sống. Thay đổi thói quen ngồi học với trẻ nhỏ để, thói quen xấu như nằm xem điện thoại, ti vi ... ảnh hường tới xương cột sống và sức khỏe.

Bệnh cong vẹo cột sống không chỉ gây nguy hiểm tới sức khỏe khi nó khiến tim và hô hấp cùng bị ảnh hưởng. Các cơ quan tiêu hóa, bài tiết, sinh sản cũng bị biến chứng. Một ảnh hưởng nhìn rõ nhất khi trẻ bị vẹo cột sống là thẩm mỹ cơ thể bị giảm sút. Do vậy cha mẹ nên để ý thường xuyên con em của mình, cần thăm khám xương cột sống nếu phát hiện những biểu hiện bất thường.

Tham khảo bàn học đúng tư thế cho trẻ em.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
☎ 08.3738.8686
Zalo : 0837388686
 
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
   CS2 : 99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng.