GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Mua nôi em bé sơ sinh xin đừng chọn nôi điện cho trẻ

Mua nôi em bé xin đừng chọn loại nôi điện. Những rung lắc của nôi điện ảnh hưởng tới cấu trúc và phát triển não bộ ở trẻ như thế nào.

 

Có nên cho trẻ sử dụng nôi điện để dễ dàng vào giấc ngủ, cải thiện giấc ngủ sâu hơn hay không? Đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi của các mẹ bỉm sữa. Thực tế không phải giai đoạn nào cũng có thể cho trẻ em nằm được nôi điện. Bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới não của bé không hề ít. Do đó mua nôi em bé sơ sinh xin đừng chọn nôi điện cho trẻ.

1. Nôi điện cho em bé sơ sinh là gì ?

Nôi điện là một trong những dụng cụ được cho là có thể giúp em bé nhanh chìm vào giấc ngủ. Cơ chế của nó chính là rung lắc sang hai bên như những chiếc võng thông thường. Nhưng chiếc nôi  vận động không cần phải có sự tác động của lực đẩy con người. Mà nó sẽ có một bộ phận chạy bằng điện, tạo ra các lực khiến cho chiếc nôi tự rung lắc.

Trên thị trường cũng có nhiều loại nôi điện khác nhau cho em bé. Vì vậy tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng, các hãng sản xuất cũng tung ra các loại nôi em bé  bằng điện tích hợp thêm tích năng  hát ru, kể chuyện. Tuy nhiên không phải trẻ em ở giai đoạn nào cũng có thể sử dụng được nôi điện.

nôi điện cho bé sơ sinh

2. Cấu tạo não của trẻ sơ sinh

Để hiểu hơn về lý do tại sao khi mua nôi em bé sơ sinh thì đừng chọn nôi điện, chuyên gia GoldCat sẽ đưa tới các ba mẹ thông tin về cấu tạo não của trẻ sơ sinh. Qua đó phụ huynh sẽ hiểu hơn những mặt trái của sự rung lắc sẽ ảnh hưởng tới não bộ, sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này như thế nào.

Bộ não của trẻ sơ sinh cũng tương tự như những cơ quan khác của cơ thể. Bộ não một em bé được hình thành và phát triển từ khi còn là trong bào thai của mẹ. Nhưng lúc bé chào đời, bộ não vẫn chưa hề hoàn thiện mà vẫn tiếp tục phát triển, lớn lên cho tới khi trẻ trưởng thành. Giai đoạn vàng để bộ não phát triển thần tốc đó chính là thời điểm sơ sinh từ 0-3 tuổi. Vì vậy mà đây là mốc thời gian quan trọng, cũng là thời gian mà các mẹ lại vô tình cho các con sử dụng nôi điện.

Căn cứ vào chu vi của vỏ não, tỷ trọng các phần của bộ não, số tế bào và và các liên kết từ số tế bào thần kinh mà các nhà nghiên cứu chia ra và đanh giá sự phát triển kỳ diệu của một bộ não trẻ sơ sinh.

  • Từ 0 tới 3 tuổi là thời điểm não trẻ em phát triển nhanh nhất

phát triển trí não cho bé sơ sinh

Em bé sơ sinh lớn lên từng ngày, kể cả những người luôn bên cạnh chăm sóc bé cũng dễ dàng nhận ra điều đó. Mặc dù tất cả các bộ phận đều phát triển, nhưng cơ quan nhanh nhất chính là não bộ. Trong thời điểm từ 0 tới 3 tuổi , cũng là giai đoạn các liên kết thần kinh bắt đầu hình thành và phát triển cố định trên vỏ não.

Trẻ sơ sinh chào đời với bộ não có 100 tỷ tế bào thần kinh, ở vỏ não chiếm 14 tỉ tế bào. Kích thước não vẫn còn nhỏ, các sợi nhánh, các trục thần kinh còn chưa hình thành nhiều. Do vậy sẽ chưa có những thông tin truyền qua lại giữa các nơ ron thần kinh. Vì vậy ở giai đoạn này môi trường sống chính là yếu tố tác động tới sự chọn lọc của tế bào não. Nó sẽ quyết định tế bào nào giữ lại để phát triển, tế bào nào sẽ dần mất đi.

Các em bé sơ sinh từ trong bụng mẹ đang quen với môi trường sống khác. Nên khi chào đời, các bé bắt buộc phải đón nhận ánh sáng, nghe những âm thanh cho nên các tế bào thần kinh vùng thị giác và thính giác bắt buộc phải phát triển. Đây cũng là giai đoạn hình thành cơ bản liên kết cảm giác trong bộ não.

Tương tự như tế bào thị giác, thính giác các tế bào thần kinh khác cũng bắt đầu bị kích thích phát triển khi bé làm quen với môi trường sống, các hiện tượng xung quanh cuộc sống của con. Dần dần chúng hình thành lên các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh trong não bộ. Cũng vì vậy mà  những phần tế bào khu vực nào sẽ phát triển theo sự chăm sóc, nuôi dưỡng hay chính là yếu tố môi trường sống tác động lên trẻ.

  • Dưới 3 tuổi là thời điểm vàng giúp trẻ phát triển hoàn thiện não bộ

Cách mà bộ não các em bé sơ sinh phản ứng với môi trường sống chính là thu thập các thông tin, sau đó truyền tải thông qua các mối liên kết đang dần hình thành. Cuối cùng các tế bào sẽ chắt lọc , ghi nhớ hay lãng quên. Có thể nói giai đoạn trước 3 tuổi chính là thời điểm hình thành các con đường mạng lưới truyền tải thông tin trong bộ não. Đồng thời quy hoạch các vùng phát triển năng khiếu, trí tuệ , tính cách của bé trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm vàng 3 năm đầu đời, có tới 80% liên kết giữa các tế bào sau não được hình thành. Cụ thể 0-2 tuổi là thời điểm não phải phát triển và được ví là giai đoạn thần đồng. Nghĩa là trẻ ghi nhớ tốt, phát triển tốt trí tuệ. Còn từ 3-4 tuổi chính là thời điểm phát triển não trái.  Do vậy ở giai đoạn sơ sinh, cha mẹ nên có phương pháp nuôi dạy bé thông minh. Hạn chế những va chạm ngoại lực lên bộ não của trẻ.

  • Giai đoạn sơ sinh não của trẻ chưa ổn định

Thời điểm trẻ sơ sinh, ngoài chưa ổn định được các liên kết thông tin thì bộ não thực sự chưa ổn định. Rõ ràng nhất là mọi người có thể thấy đầu của trẻ sẽ có 2 vị trí chưa khép lại phần thóp và phần sau gáy. Các vị trí hở này là do vỏ  não còn tiếp tục giãn rộng ra để chứa khối não đang phát triển bên trong.

Cũng chính vì vỏ não chưa ổn định này mà thời điểm sơ sinh bắt buộc phải hạn chế ngoại lực tác động vào phần đầu của bé. Một là hạn chế nứt gãy những hình thành liên kết thông tin, 2 là hạn chế tổn thương phần mềm trong não.

3. Nôi em bé sơ sinh xin đừng dùng nôi điện

nôi điện cho bé sơ sinh

Tính tới thời điểm này chưa có một công trình khoa học cụ thể chỉ ra mới liên hệ giữa bộ não trẻ sơ sinh khi sử dụng nôi em bé là nôi điện, nôi tự động. Bởi mỗi một tài liệu nghiên cứu cần phải có thời gian, con số , thử nghiệm trên cặp song sinh cùng trứng. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đã cảnh báo nhiều nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh dùng nôi em bé chạy bằng điện.

  • Nôi em bé bằng điện khiến đứt gãy liên kết thông tin trong não

Có thể thấy trong giai đoạn từ 0 tới 6 tháng, đây là thời điểm trẻ phát triển mạnh bộ não. Có nghĩa là các liên kết di truyền đang phát triển, tạo thành các mạng lưới chứa thông tin quan trọng.Lúc này bộ não cần sự yên tĩnh chứ không phải những rung lắc liên tục. Bởi việc rung lắc chỉ khiến bé chìm vào giấc ngủ nhanh chóng. Nó sẽ không đem lại lợi ích cho bộ não.

  • Nôi em bé bằng điện hạn chế hình thành các khu vực tư duy của não

Trong giai đoạn sơ sinh, cũng chính là thời điểm các liên kết nội bộ tạo thành các vùng phát triển trí tuệ sau này. Nó là các vùng ngôn ngữ, hình ảnh, thính giác, thị giác... Nhưng nếu để trẻ sử dụng nôi em bé bằng điện vô tình sẽ khiến các vùng tư duy não có thể bị tổn thương. Sau này khi đến tuổi phát triển, não sẽ không đủ tế bào để phát triển. Bởi tế bào não chỉ hình thành một lần, nếu đã mất đi trong giai đoạn sơ sinh khi trưởng thành không thể hồi phục lại được nữa.

  • Trẻ sơ sinh bị phụ thuộc khi liên tục dùng nôi điện

Có thể lúc chào đời, em bé khóc nhiều , đây cũng là cách bộ não của bé phản ứng với môi trường sống mới. Khóc để được quan tâm , để nhận được săn sóc từ người lớn. Nhưng nếu đáp lại những tiếng khóc ấy là cách dùng nôi rung lắc đánh lừa bộ não, khiến cho em bé buồn ngủ thì không phải là biện pháp tốt cho não bộ trẻ sơ sinh. Bởi em bé có đi ngủ trong trường hợp này là ngủ miễn cưỡng.

Sau này, bé dần làm quen với tần suất rung lắc của nôi em bé bằng điện. Do vậy con sẽ phụ  thuộc vào nôi điện. Cứ có nôi điện rung thì mới ngủ. Càng ngày càng khiến não bộ kém phát triển hơn.

4. Giải pháp khi trẻ sơ sinh khóc mà không phải dùng nôi em bé bằng điện

Thay vì sử dụng một chiếc nôi em bé bằng điện để cưỡng ép con vào giấc ngủ thì mẹ nên sử dụng các giải pháp dưới đây :

  • Hãy ôm bé trấn an khi bé khóc đòi đi ngủ

nôi đện cho bé sơ sinh

Nếu mẹ thường xuyên ở bên bé sẽ nắm được các cữ giờ bé sơ sinh ăn uống, rồi ngủ. Thường một số em bé sẽ gắt ngủ. Lúc này không sử dụng nôi em bé bằng điện, mẹ có thể nhẹ nhàng em bé vỗ về. Khi cảm nhận được sự an toàn, cũng như được nuông chiều từ trẻ sẽ thả lỏng bộ não và chìm ngay vào giấc ngủ.

  • Hát ru bé nếu bé khó ngủ

Tất cả các em bé đều thích những thanh âm ngọt ngào, đặc biệt là lời ru của mẹ. Thay vì sử dụng nôi em bé tích hợp các bài hát lặp đi lặp lại, mẹ có thể hát ru cho bé. Những lời ru từ mẹ ca từ đôi khi không cần có ý nghĩa, chỉ cần có giai điệu sẽ khiến bộ não vừa ghi nhận âm thanh, vừa giãn lỏng cơ thể để nhanh chìm vào giấc ngủ.

Em bé sơ sinh được mẹ hát ru còn luôn chìm trong cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn mỗi khi nhắm mắt. Đây mới chính là giấc ngủ chất lượng , tạo điều kiện trí tuệ phát triển. Thay vì cho bé ngủ một giấc dài nhưng lại là trạng thái cưỡng chế bằng cách rung lắc từ nôi em bé bằng điện.

  • Muốn đưa nhẹ em bé vào giấc ngủ thì dùng cách nào

Có một số em bé vừa chào đời đặc biệt thích cảm giác được bế bồng, rung lắc nhẹ. Đây không phải do bé khó tính, muốn mẹ phải bế liên tục 24h đâu nhé. Nguyên nhân là bé đang quen cảm giác bồng bềnh trong bọc nước ối lúc còn trong bụng mẹ. Nên khi lọt lòng con chưa thể thích ứng được môi trường bên ngoài. Bé muốn tìm lại cảm giác bồng bềnh, thân thuộc như lòng mẹ.

Nếu em bé của bạn đang gặp vấn đề này thì chỉ nên dùng chế độ bập bênh nhẹ nhàng ở một số dòng cũi gỗ đang có. Dĩ nhiên việc bập bênh sử dụng bằng tay con người nên sẽ chỉ nhẹ nhàng , ko rung lắc mạnh như các loại nôi em bé bằng điện.

Vậy là các mẹ đã hiểu về cấu tạo bộ não của trẻ và nguyên nhân không nên sử dụng nôi em bé bằng điện đối với giai đoạn sơ sinh rồi đúng không. Thay vì bắt trẻ chìm vào giấc ngủ bằng cách cưỡng ép thông qua các tần suất dao động của cũi, thì mẹ nên tạo môi trường ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng, quen thuộc bé cũng sẽ tự ngủ và ngủ rất sâu giấc. Ngủ chất lượng mới là điều giúp ích cho phát triển não bộ  , sức khỏe của con.

Tham khảo các dòng cũi cho bé có chân bập bênh.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? website : GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 0837388686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
 CS2 :  99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng