GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Tổng hợp những câu hỏi về cúm A ở trẻ em và người lớn

Trước tình hình dịch cúm A đang có nguy cơ bùng phát ở nhiều thành phố lớn trên toàn quốc. Nhiều chị em có con nhỏ vô cùng lo lắng vì thực sự chưa có kiến thức chăm sóc và phòng ngừa bệnh cúm A cho trẻ nhỏ. Vì vậy chuyên gia sức khoẻ GoldCat đã tổng hợp những câu hỏi về cúm A đối với trẻ nhỏ, các mẹ cùng tham khảo để có những kinh nghiệm phòng tránh dịch bệnh cho bé nhé.

1. Cúm A là gì ?

Trong y khoa, cúm A được định nghĩa là bệnh lý gây ra do virus cúm A/H1N1, gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh Cúm A xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm thường ở trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những bệnh nhân có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch, thần kinh…

2. Bệnh cúm A xảy ra vào thời điểm nào ?

Bệnh cúm A cũng được xếp vào bệnh cúm theo mùa. Bởi theo các thống kê của tổ chức y tế thế giới, cúm A  là bệnh lý xảy ra hàng năm. Bệnh xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh hoặc thời điểm giao mùa.

Hiện nay đang là giữa tháng 7, nhưng tình hình dịch cúm A có nguy cơ tăng mạnh. Các chuyên gia đánh giá bệnh cúm A đang có xu hướng phát triển cả lúc trái mùa. Vì vậy có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người và nguy cơ lây lan cao trên diện rộng.

3. Bệnh cúm A có lây truyền hay không ?

Cúm A là một bệnh lý được lây trực tiếp từ người sang người. Con đường lây lan chính của bệnh chính là thông qua con đường hô hấp, dịch tiết, nước bọt, hắt xì… Trẻ em có nguy cơ bị lây lan cao hơn do sức đề kháng yếu, cộng thêm việc trẻ thường có thói quen ngậm đồ chơi, mút tay chân, hoặc người lớn ôm ấp, hôn hít vào má các bé.

4. Bệnh cúm A có phải là bệnh lành tính ?

Trên thực tế cúm A được xếp vào nhóm bệnh lành tính. Tuy nhiên nó vẫn có thể gây ra các biến chứng nặng và nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đối tượng dễ gặp biến chứng đó là trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh, trẻ đẻ non thiếu cân, trẻ bị bệnh tim phổi bẩm sinh.

5. Vì sao dịch cúm A thường xuất hiện hàng năm ?

Thời điểm khởi phát dịch cúm A thường bắt đầu vào mùa lạnh. Các chuyên gia còn gọi đó là mùa dịch, cúm mùa. Nguyên nhân là do virus gây bệnh cúm A/H1N1 tồn tại ở môi trường bên ngoài không khí, hoặc trong các dịch tiết đường hô hấp, trên da tay người, các đồ dùng của bệnh nhân. Tương tự như các loại virus khác, thời tiết giao mùa là thời điểm thuận lợi cho virus cúm A sinh sôi và phát triển mạnh và dễ dàng lây lan thành dịch bệnh.

dịch cúm A

Do vậy mà hàng năm , dịch cúm A thường xuất hiện vào thời gian từ cuối thu đầu đông. Hiện nay giữa tháng 7 nhưng dịch cúm A lại bùng phát nên được đánh giá nguy hiểm do dịch đến trái mùa.

6. Virus cúm A/H1N1 tồn tại bao lâu ngoài môi trường ?

Theo các bác sĩ, virus cúm A/H1N1 có khả năng tồn tại ngoài môi trường rất lâu. Chúng có thể sống từ 24 tới 48 giờ ở các bề mặt phẳng như bàn ghế, tủ gỗ, tay vịn cầu thang, trên quần áo chúng sống được từ 8 tới 12 giờ. Trên da tay người chúng tồn tại 5 phút.

7. Virus cúm A/H1N1 có phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hay không ?

Cũng giống như những chủng virus khác , điển hình cúm A cũng giống như Covid 19, virus gây bệnh cúm A có thể tồn tại lâu hơn khi nhiệt độ thấp. Cụ thể nếu nhiệt độ môi trường xuống tới 0 độ C, virus cúm có thể tồn tại 1 tháng.

8. Môi trường thuận lợi để virus cúm A phát triển là gì ?

Thời gian sống và tốc độ lây lan của virus ngoài phụ thuộc vào nền nhiệt độ. Càng lạnh virus càng khoẻ và phát triển nhanh. Thì cúm A còn ưa thời tiết thiếu ánh sáng mặt trời, mùa mưa kéo dài, môi trường trong nhà ẩm thấp, thiếu ánh sáng tự nhiên.

9. Virus A/H1N1 lây nhiễm qua con đường nào ?

Bệnh cúm A có 2 con đường lây truyền chính thức :

  • Cúm A lây từ giọt bắn của bệnh nhân

Những bệnh nhân đang mắc cúm A khi ho, hắt hơi, sổ mũi có thể tạo ra những giọt bắn. Trẻ em , người bình thường khi tiếp xúc với những giọt bắn này có thể lây nhiễm cúm A ngay lập tức.

  • Cúm A lây từ việc tiếp xúc với bề mặt có virus

Vì virus gây cúm A có thể tồn tại rất lâu trên các loại bề mặt. Do vậy một người khoẻ mạnh bình thường hoàn toàn có thể lây virus cúm khi tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

10. Thời điểm dễ lây nhiễm cúm A từ người sang người là lúc nào ?

Trước 1 ngày hoặc sau 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh cúm A, đây là 2 mốc thời gian dễ lây lan virus từ người bệnh sang người khoẻ nhất. Bởi lúc này tải lượng virus tăng cao nhất.

11. Phát hiện bệnh cúm A/H1N1 bằng cách nào ?

Bệnh cúm A/H1N1 ở người lớn thường dễ phát hiện hơn trẻ nhỏ. Nguyên nhân vì người trưởng thành có thể cảm nhận được bệnh rõ ràng hơn.

  • Phát hiện cúm ở người lớn

Người trưởng thành mắc cúm A/H1N1 thường có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ. Sốt có thể kèm theo rét run, buồn nôn, nhức đầu, mỏi các cơ toàn thân. Bên cạnh đó kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, hắt hơi…

  •  Phát hiện cúm ở trẻ sơ sinh :

Do cúm A/H1N1 thường tấn công vào đường hô hấp trên. Do vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị cúm A thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Cụ thể trẻ sẽ sốt trên 38 độ, họng đau và đỏ, sưng tấy họng, nước mũi chảy nhiều, bé có dấu hiệu mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, nôn nhiều , tiêu chảy…

12. Trẻ mắc cúm A những trường hợp nào cần đưa bé đi khám ?

dịch cúm A

  • Cha mẹ phát hiện trẻ bị sốt cao khó hạ. Khi dùng thuốc hạ sốt từ 30 đến 40 phút mà nhiệt độ không hề giảm xuống, và còn nguy cơ tăng lên. Hoặc mẹ đã cho bé dùng hạ sốt dòng Ibuprofen nhưng không thấy trẻ đáp ứng. Lúc này cần cho bé đi khám bác sĩ, thay vì lạm dụng dùng Ibuprofen để hạ sốt.
  • Khi thấy bé thở nhanh, có dấu hiệu khó thở, lồng ngực trẻ bị rút lõm cả các cơ hô hấp phụ, cách mũi phập phồng kiểu khó thở.
  • Môi tím tái, chân tay lạnh, các đầu ngón tay chuyển sang màu tím.
  • Trẻ bị sốt co giật, khó thở, nôn và tiêu chảy nhiều.
  • Trẻ không bú, bỏ bú không uốn được.
  • Trẻ sơ sinh ngủ li bì, khó đánh thức.
  • Trẻ có bệnh nền tim phổi bẩm sinh, sinh non, mắc bệnh suy giảm miễn dịch phải dùng corticoid kéo dài, trẻ em suy dinh dưỡng.

13. Những ai dễ có nguy cơ chuyển nặng khi mắc cúm A ?

  • Nhóm trẻ em dưới 2 tuổi nguy cơ chuyển nặng cúm A cao nhất. Tiếp đến là trẻ dưới 5 tuổi.
  • Người lớn tuổi từ 65 trở lên.
  • Người mắc bệnh lý mãn tính tim phổi, đái tháo đường, suy gan thận, suy giảm miễn dịch, bệnh hemoglobin.
  • Phụ nữ mang thai ở tháng thứ 2, 3 của thai kỳ.
  • Bệnh nhân bị bệnh lý suy giảm bài tiết ở đường hô hấp : suy giảm khả năng nhận thức, đột quỵ, động kinh, rối loạn thần kinh cơ.

14. Điều trị cúm A/H1N1 bằng thuốc gì ?

Hạ sốt cho bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 :

  • Dùng Paracetamol liều 10 đến 15mg/kg. Thông thường sẽ uống liều 15mg/kg. Dựa vào cân nặng cơ thể để uống theo đơn vị thuốc.
  • Dùng Ibuprofen liều từ 8 đến 10mg/kg. Thông thường dùng liều 10mg/kg. Dựa vào cân nặng bệnh nhân để dùng đúng liều. Thường loại hạ sốt này dùng nhiều cho các bé có tiền sử co giật và nên uống từ khi sốt 38 độ.

Bù nước cho bệnh nhân cúm A

Khi bệnh nhân mắc cúm A thường dẫn tới mất nước do sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa. Do vạy cần phải bổ sung nước cho bệnh nhân để tăng nhu cầu chuyển hoá. Cách tốt nhất là uống Oresol, uống nhiều nước ấm. Riêng trẻ nhỏ liên tục cho bú tăng thành nhiều lần trong ngày.

Xử lý vấn đề ngạt mũi

Sử dụng nước muối biển sâu hoặc nước muối sinh lý để làm ẩm mũi, giúp lưu thông đường thở của bệnh nhân nhiễm cúm A. Nếu mũi đặc có thể sử dụng nhỏ mũi Otrivin 0,05%, mũi xanh sử dụng Nemydexa hoặc Mepoly.

Xử lý vấn đề đờm nhiều ở cổ họng

Virus cúm A thường tấn công vùng hô hấp trên như mũi, họng. Đặc biệt chúng gây ngứa rát họng và nhiều đờm. Trường hợp này nên dùng Bisolvon Kid, Halixol, Ambroxol.

Trẻ khò khè nên xử lý thế nào ?

Khi phát hiện trẻ bị cúm A thở khò khèn, nên cho trẻ dùng khí dung Ventolin, Pulmicort, Nabial 3%, uống Babycanyl.

Xử lý phát ban khi trẻ bị cúm A

Cho bé uống kháng Histamin như Aerrius, Lotaradin, Deslotaradin.

Tăng sức đề kháng cho trẻ khi bị nhiễm cúm A

Bổ sung kẽm , vitamin D cho bé. Với trẻ sơ sinh nên cho bé bú nhiều hơn.

Đối với những loại thuốc trên cha mẹ có thể mua ở hiệu thuốc và sử dụng điều trị tại nhà cho bé. Khi mua nên tuân thủ lời khuyên dược sĩ hoặc trên nhãn dán. Ngoài ra bệnh cúm A có thể điều trị bằng kháng sinh và chống viêm. Tuy nhiên mẹ không được tự ý cho bé dùng 2 loại thuốc này bởi có thể gây nguy hiểm. Do vậy muốn cho trẻ dùng kháng sinh, chống viêm trong điều trị cúm A, cần phải tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

15. Khi nào trẻ bị cúm A sẽ phụ hồi ?

Người lớn bị cúm A thường nhanh phục hồi hơn trẻ nhỏ. Thường không tối đa quá 1 tuần bệnh nhân sẽ khỏi bệnh. Nhưng trẻ em cần mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau khi bị mắc cúm A. Thông thường sẽ cần tới 1 đến 2 tuần phụ thuộc vào đề kháng của trẻ, tình trạng bé được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh hay chưa, chế độ dinh dưỡng, khả năng rèn luyện, vận động của trẻ.

16. Phòng ngừa cúm A/H1N1 ở người lớn và trẻ em như thế nào ?

phòng ngừa dịch cúm A cho trẻ nhỏ

  • Không cho bé tiếp xúc với người lớn hoặc trẻ em đang sốt. Hoặc những người có biểu hiện chảy nước mũi, ho, đau đầu, đau mỏi cơ , tiêu chảy, nôn.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hoặc sát khuẩn với dung dịch cồn.
  • Cần che miệng , mũi khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn vào thùng rác.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở. Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát , lớp học sạch sẽ, nơi làm việc được lau chùi bề mặt , vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng virus Tamiflu, không dùng chống viêm Corticoid.
  • Nên cho trẻ tiêm vắc xin cúm hàng năm. Trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi nên chích ngừa. Ưu tiên chích vắc xin trong mùa thu để sang đông vắc xin phát huy hiệu quả phòng cúm A tốt nhất.
  • Nên bổ sung kẽm, vitamin D cho trẻ thường xuyên.
  • Thường xuyên vận động, đi bộ để nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là tổng hợp những câu hỏi về cúm A/H1N1 ở người lớn và trẻ em. Hy vọng các bạn đủ kiến thức để bảo vệ bản thân, chăm sóc bệnh nhân cũng như bảo vệ trẻ nhỏ tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh từ chuyên gia GoldCat.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? website : GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 0837388686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
 CS2 :  99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng