GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

5 mẹo xử lý cũi gỗ bị nứt tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả

Gỗ là một chất liệu có sẵn trong tự nhiên, đem lại cảm giác chắc chắn, an toàn cho người sử dụng. Cũng chính vì những ưu điểm này nên nhiều cha mẹ chọn mua cũi gỗ cho bé sơ sinh. Nhưng sau khi dùng một thời gian, cũi gỗ có thể xuất hiện tình trạng nứt. Chuyên gia GoldCat mách bạn 5 mẹo xử lý cũi gỗ bị nứt tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Cách ngăn ngừa cũi gỗ và các vật dụng bằng gỗ trong nhà bị nứt.

Vì sao cũi gỗ thường hay bị nứt ?

Không chỉ riêng cũi gỗ bị nứt, mà những đồ dùng trong gia đình khác như bàn, ghế, giường, tủ ... cũng có thể bị hở, nứt. Bởi sau một thời gian sử dụng, tình trạng gỗ bị bong tróc, nứt mới bắt đầu xuất hiện khiến cho chủ nhân rất khó chịu. Bởi các vết nứt, hở, thủng trên bề mặt gỗ gây mất thẩm mỹ, mất an toàn nếu gia đình có trẻ nhỏ.

Để tiện cho mọi người dễ hình dung, chuyên gia GoldCat giải thích lý do cũi gỗ bị nứt theo từng góc độ. Căn cứ vào đây để cha mẹ có thể hình dung đánh giá được nguyên nhân chiếc cũi gỗ của bé đang dùng lại bị nứt, thay vì khó chịu hay phản ánh với bên bán hàng, cung cấp cũi gỗ cho mình. Nếu hiểu được nguyên nhân, mọi người sẽ biết cách xử lý cũi gỗ bị nứt.

  • Cũi gỗ bị nứt theo góc độ khoa học

Cũi gỗ đa phần được làm từ gỗ tự nhiên. Bởi vì nếu làm từ gỗ công nghiệp, gỗ ép có quá nhiều hóa chất, gây mất an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Gỗ tự nhiên được cấu tạo từ các vách ngăn Cellulose. Mỗi chất liệu gỗ khác nhau sẽ có độ mỏng hay dày của vách ngăn cellulose khác nhau. Vì vậy nó sẽ khiến cho độ giãn nở hay còn gọi là độ rướn của gỗ khác nhau.

Các vách ngăn Cellulose phụ thuộc vào loại cây gỗ, vị trí gỗ khai thác trên cây như phần gốc, phần ngọn, phần nhánh cây, mà sự giãn nở này sẽ không đồng nhất. Người ta gọi là đây là mật độ vách ngăn Cellulose. Mật độ vách ngăn này càng ít, thể tích gỗ sau một thời gian sẽ giàm càng nhiều. Hay nói cách khách tỉ lệ vách ngăn ít, gỗ càng co rút nhiều.

Sự co rút của gỗ sẽ khiến cho liên kết tế bào yếu hơn sẽ bị phá vỡ cấu trúc. Kết quả là cũi gỗ sẽ bị nứt gãy trên bề mặt. Do vậy mà trước khi sản xuất nôi cũi cho trẻ em, các hãng đều phải làm gỗ co rút nước. Đây là cách giảm cong vênh, nứt cũi khi sử dụng. Tuy nhiên có nhiều cách làm giảm rút nước, nhưng không phải bên nào cũng đảm bảo an toàn. Bởi có bên chọn cách sấy phơi khô tự nhiên, có bên chọn cách ngâm hóa chất. Điển hình là những loại cũi nhập nguyên liệu bên Trung Quốc, họ đều xử lý ngâm bồn hóa chất, nên không bao giờ bị nứt cũi.

  • Cũi gỗ bị nứt theo góc độ thông thường

Nói theo khoa học tình trạng cũi gỗ bị nứt nhiều người rất khó hình dung. Nên chuyên gia sẽ lý giải hiện tượng gỗ tự nhiên bị nứt theo góc độ thông thường để cha mẹ dễ hình dung hơn.

Khi cũi gỗ trong quá trình sử dụng bị ngấm nước. Ngay sau đó cũi lại gặp phải nhiệt độ cao. Điển hình là khi vệ sinh cũi bằng cách rửa, xịt vòi nước sau đó mang phơi nắng gắt. Lúc này nước đã ngấm vào trong thân gỗ của cũi gặp nhiệt độ cao nên gây ra hiện tượng mất nước, cong vênh, nứt nẻ trên bề mặt gỗ.

Ngoài ra nếu gỗ dùng sản xuất cũi chưa xử lý kĩ, độ ẩm vẫn còn trên 18% thì rất dễ gây tình trạng nứt nẻ. Hoặc trong quá trình vận chuyển, cũi gỗ chịu va đập, sức ép ngoại lục cũng có thể khiến cũi gỗ bị rạn nứt, biến dạng.

cách xử lý khi gỗ bị nứt lẻ

5 Tuyệt chiêu xử lý cũi gỗ bị nứt tại nhà đơn giản nhất

Cũi gỗ bị nứt có thể gây mất thẩm mỹ, nhưng cũng có thể gây mất an toàn. Bởi đối tượng sử dụng cũi là trẻ sơ sinh. Do đó nếu phát hiện chiếc cũi bé đang dùng có biểu hiện bị nứt gẫy. Cha mẹ nên áp dụng 5 mẹo hay dưới đây để xử lý dứt điểm tình trạng nứt nẻ, ngăn chặn cũi gỗ bị gẫy, thủng, hổng lỗ quá to.

  • Mẹo xử lý cũi gỗ bị nứt với sáp ong

Từ lâu, con người đã biết sử dụng sáp ong để xử lý gỗ bị nứt bề mặt. Khi phát hiện cũi gỗ bị nứt các vết nhỏ thì áp dụng sáp ong là một cách rất hiệu quả. Nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng gỗ nứt to trầm trọng hơn.

Cách làm như sau :

Dùng sáp ong đung chảy. Chờ cho dung dịch nguội để tránh làm hỏng cũi gỗ. Đổ dung dịch sáp ong vào các vết nứt trên bề mặt cũi gỗ. Cố gắng khéo léo để sáp ong chảy vào các vết nứt trên bề mặt mà không dây ra bên ngoài, hạn chế lộ gây mất thẩm mỹ. Sau đó dùng vecni để quét phủ lên bề mặt một lượt.

Lưu ý : Nên chọn màu vecni trùng với màu gỗ để khiến cho cũi sau khi sửa vết nứt đạt được thẩm mỹ cao nhất.

  • Mẹo xử lý cũi gỗ bị nứt với cồn và iot

Sáp ong không phải là nguyên liệu thông dụng có thể mua sẵn được. Vì vậy chuyên gia GoldCat mách cha mẹ cách dùng cồn và iot để khắc phục cũi gỗ bị nứt hiệu quả. Giá thành mua cồn và iot cũng tương đối rẻ. Nhưng hiệu quả của cách làm này lại khá là tốt.

Cách thực hiện như sau :

Cồn và iot pha loãng thành dung dịch. Tiếp đó đổ dung dịch cồn và iot pha loãng lên các vết nứt của bề mặt cũi gỗ. Sau khi đổ xong, sẽ để qua một vài ngày. Sử dụng vải mềm để chà mạnh lên bề mặt chỗ đổ dung dịch nhiều lần.

Đây cũng là cách làm xử lý những vết nứt bề mặt gỗ hiệu quả mà không cần đến keo vá đồ gỗ. Cách làm này còn khiến cũi gỗ phục hồi được vẻ đẹp hoàn hảo như ban đầu.

  • Mẹo xử lý cũi gỗ bị nứt bằng keo giấy

Bạn có thể mua keo giấy tại các cửa hàng bán đồ gia dụng hoặc cũng có thể tự chế tại nhà. Với 2 mẹo phía trên chỉ xử lý được những vết nứt nhỏ trên bề mặt cũi. Còn keo giấy có thể xử lý được cả những vết nứt lớn trên bề mặt gỗ.

Cách tự làm keo giấy đơn giản :

Sử dụng giấy ăn hoặc giấy A4 thông thường, phèn chua, nước sạch. Cho hỗn hợp giấy ăn đã xé nhỏ, phèn chua, nước vào đun sôi. Khi dung dịch keo lại, để nguội sẽ cho ra thành phẩm là keo giấy.

Đổ keo giấy vào các vết nứt trên bề mặt của cũi. Cuối cùng dùng vecni phù hợp với màu cũi để phết lên một lớp mỏng. Tuy cách làm này tương đối hiệu quả, nhưng nhược điểm của keo giấy là hút nước. Do vậy nên áp dụng mẹo này trên các vị trí cũi gỗ ít tiết xúc với nước.

  • Mẹo xử lý cũi gỗ nứt nẻ bằng hồ làm từ bao tải, vải bông

Ngoài tự chế keo giấy, cha mẹ cũng có thể tự làm keo dán từ bao tải, bông. Cách làm cũng vô cùng đơn giản nhưng lại xử lý rất hiệu quả tình trạng cũi gỗ bị nứt bề mặt.

Dùng bao tải cũ và bông đốt thành tro. Dùng phần bột tro trét vào các vết nứt bề mặt cũi gỗ. Có thể trộn tro với đầu trẩu, đánh đều tay để thành hồ đặc. Sau khi trét hồ để khô là xong.

So với những mẹo trên, đây là một trong những cách đơn giản, tiện lợi, không mất chi phí khi xử lý cũi gỗ bị nứt. Tuy nhiên nó thường không đạt về mặt thẩm mỹ, do vậy mọi người nên cân nhắc.

  • Cách xử lý cũi gỗ nứt với mùn cưa

xử lý cũi gỗ bị nứt hiệu quả

Trong 5 cách đơn giản để xử lý cũi gỗ bị nứt thì sử dụng mùn cưa là cách đạt hiệu quả tốt nhất. Hỗn hợp mùn cưa gồm : mùn cưa, keo A-B ( đây là keo có thể giải quyết tất cả các vết nứt trên bề mặt gỗ).

Cách thức thực hiện :

Trộn keo A-B theo tỉ lệ 1:1. Cho mùn cưa mịn vào dung dịch để tạo ra hỗn hợp dẻo nhuyễn. Đưa hỗn hợp chưng nóng, rồi đổ vào các vết nứt. Chờ cho keo khô sau 1 tiếng. Dùng giấy nhám mụn đánh cho bề mặt cũi gỗ phẳng lại. Cuối cùng dùng vecni để sơn lại, đảm bảo cho cũi đạt thẩm mỹ tốt nhất.

Những lưu ý khu xử lý cũi gỗ bị nứt để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất :

Mặc dù có tới 5 mẹo giúp bạn có thể phục hồi những chiếc cũi gỗ bị nứt về nguyên trạng xinh xắn ban đầu. Tuy nhiên cũng cần phải có những lưu ý khi thực hiện để cũi có thể đạt được thẩm mỹ cao nhất :

  • Sau khi xử lý bề mặt cũi gỗ bị nứt, nên dùng vecni hoặc sơn PU có màu sắc tương đồng với màu sắc của cũi để phủ lên bề mặt. Bởi nếu chọn màu vecni, sơn PU lệch tông sẽ khiến chỗ nứt nẻ của cũi trước đó bị lộ. Lúc này trông chiếc cũi sẽ không còn được tính thẩm mỹ nguyên dạng ban đầu.
  • Khi đánh vecni lên bề mặt cũi, lên làm theo từng bước. Đánh lần 1 để khô rồi chà bằng giấy nhám mịn. Tiếp tục đánh các lượt 2, 3 ... sao cho màu cũi gỗ xung quanh tương đồng với vị trí sửa chữa.
  • Để đạt được hiệu quả, có thể sơn một lớp lót lên vị trí sau sửa nứt. Cuối cùng đánh vecni bảo vệ bên ngoài. Đây là cách giúp cho vị trí nứt gỗ sửa chữa trở lên đồng nhất, thẩm mỹ tốt nhất.

Phương pháp ngăn chặn cũi gỗ bị nứt vỡ, bền đẹp

Nứt bề mặt cũi gỗ hay những vật dụng trong nhà là điều không ai thích. Bởi các vết nứt nẻ khiến cho vật dụng giảm thẩm mỹ rất nhiều. Thay vì phải áp dụng 5 mẹo xử lý vết nứt trên cũi gỗ, thì phòng tránh vẫn là cách hiệu quả đảm bảo chiếc cũi bền đẹp và an toàn nhất.

Dưới đây là phương pháp giúp hẹn chế tình trạng cũi trẻ em bị nứt nẻ :

  • Không để cũi phơi nắng gay gắt

Không nên phơi đồ gỗ trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt. Mặc dù phơi nắng là một cách giúp tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn trên bề mặt cũi gỗ. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý tuyệt đối không để cũi tiếp xúc với ánh nắng hè 40 độ.

Khi phơi nắng, tia UV chiếu trực tiếp vào cũi gỗ. Nó sẽ khiến cho liên kết các vách gỗ bị tác động, phá vỡ liên kết bề mặt. Do đó nếu cần phơi cũi gỗ cho khô, diệt khuẩn thì nên phơi với ánh nắng ban mai, hoặc che chắn bởi bạt, rèm.

  • Nên bảo dưỡng cũi gỗ định kỳ

Của bền tại người, đây là câu nói đúng với mọi vật dụng trong gia đình. Một chiếc cũi gỗ có thể đi cùng các bé từ sơ sinh tới 3-4 tuổi. Còn chưa kể những gia đình sinh liền thì chiếc cũi có thể phải công tác tới 6,7 năm hoặc hơn. Trong suốt quá trình sử dụng nếu không bảo dưỡng thì cũi nào cũng có thể gặp vấn đề.

Giống như việc xe cộ cần thay dầu, dọn rửa. Chiếc cũi gỗ cũng cần bảo dưỡng bằng cách phủ sơn mới, hoặc đánh vecni bảo vệ. Việc bảo dưỡng này nên thực hiện 3-6 tháng 1 lần. Trong quá trình làm sạch lại cũi, cha mẹ sẽ phát hiện được các vết nứt nhỏ hay nhiều vấn đề khác để xử lý luôn. Đây là một cách đảm bảo con cái sử dụng cũi gỗ luôn được an toàn.

  • Dùng chất lau chùi , đánh bóng gỗ chuyên nghiệp

bảo quản cũi gỗ tránh bị hỏng

Bất cứ đồ gỗ nào cần phải có chất lau  chùi đánh bóng riêng. Mọi người không nên tự ý sử dụng hóa chất đề lau dọn, khử trùng cũi gỗ cho bé. Vì vậy chọn các loại dung dịch đánh bóng dành riêng cho cũi gỗ. Việc này vừa bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ, vừa hạn chế được những chất hóa học ăn mòn cũi gỗ khi cho bé sử dụng.

Gợi ý cho các mẹ : Có thể sử dụng nước trà ấm để cọ rửa nhẹ nhàng cũi gỗ. Đây là cách bảo vệ cũi gỗ của bé rất hiệu quả nha các chị em.

  • Nên dùng khăn khô để lau chùi cũi gỗ

Các chị , các mẹ hay có thói quen dùng khăn ướt để lau cùi bề mặt cũi. Bởi đây là cách làm tiện lợi, đạt được hiệu suất làm sạch cũi nhanh. Tuy nhiên nó lại không phải là việc làm tốt với cũi gỗ nếu thực hiện thường xuyên. 

Thay vì việc dùng khăn ướt khiến cho màu sơn của cũi bị mất đi, thì chị em nên dùng khăn khô để làm sạch cũi. Cũng có thể dùng chổi lông gà để vệ sinh mỗi ngày, đây là biện pháp an toàn nhất đối với cũi của bé sơ sinh.

Trên đây là nguyên nhân, cách phòng ngừa và 5 mẹo mà các mẹ bỉm sữa có thể áp dụng để xử lý vấn đề cũi gỗ bị nứt. Nếu cũi của bé đang dùng gặp tình trạng nứt nẻ, các mẹ có thể áp dụng luôn và ngay nhé. Còn trường hợp cũi gỗ cha mẹ mua vẫn còn thời gian bảo hành, thì liên hệ với người bán họ sẽ hỗ trợ tốt nhất. Để nhận thêm hướng dẫn chi tiết bảo vệ đồ gỗ khác, vui lòng liên hệ qua zalo 08.3738.8686.

Tham khảo cũi gỗ cho bé sơ sinh GoldCat.

Tham khảo giường ngủ cho trẻ em GoldCat.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? website : GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 0837388686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
 CS2 :  99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng