Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ một mình hay không ? Khi nào có thể bắt đầu để bé sơ sinh nằm riêng độc lập ? Phương pháp cho bé ngủ riêng an toàn suốt đêm. Có lẽ đây là một trong những chủ đề nhiều cha mẹ tìm hiểu và quan tâm nhất hiện nay. Các chuyên gia cũng cảnh báo cha mẹ ít nhất nên ở cùng phòng với em bé trong 6 tháng đầu đời. Vậy điều gì mới là tốt nhất cho giấc ngủ của em bé sơ sinh.
Theo công bố của Học viện Nhi Khoa Mỹ ( APP), họ đã phát đi khuyến nghị cha mẹ nên ở chung phòng với các bé sơ sinh. Tuy nhiên người lớn không nên ngủ chung giường với trẻ trong 6 tháng đầu đời. Bởi theo công bố này, việc để em bé sơ sinh ngủ chung với cha mẹ có thể tăng nguy cơ đột tử ( SIDS). Vậy thì nên hay không việc để trẻ sơ sinh ngủ một mình . Mọi người đừng bỏ qua nội dung của bài viết này nhé.
1. Những đặc điểm giấc ngủ của bé sơ sinh
-
Trẻ sơ sinh ngủ 16 tiếng mỗi ngày
Nếu như việc ngủ ở người trưởng thành trung bình 6-8 tiếng mỗi ngày. Thì thời gian một em bé sơ sinh sẽ ngủ nhiều hơn người lớn từ 2-3 lần. Theo thống kê, em bé trong tháng đầu đời thường ngủ mỗi ngày khoảng 16 tiếng. Cũng có một số em bé ngủ ít hơn. Nhưng cũng có trẻ sơ sinh ngủ tới 18 tiếng mỗi ngày. Do vậy không phải lúc nào cha mẹ cũng ở cạnh bé được. Sẽ có nhiều lúc buộc phải để trẻ sơ sinh ngủ một mình.
Như vậy gần như những tuần đầu tiên sau khi lọt lòng, em bé dành thời gian chủ yếu cho việc ngủ. Và rõ ràng ngủ nhiều đến vậy mà em bé vẫn tăng cân, tăng chiều cao đều đặn. Hơn nữa ở những em bé ngủ nhiều, ít quấy khóc thì chỉ số phát triển tốt hơn những đứa trẻ khác. Thế mới nói giấc ngủ đối với bé sơ sinh cực kì quan trọng. Nhiệm vụ của cha mẹ chính là cố gắng cải thiện giấc ngủ cho bé sâu hơn, an toàn hơn.
-
Thời gian ngủ thay đổi mỗi ngày
Mặc dù em bé sơ sinh ngủ nhiều đến vậy. Nhưng các bé của chúng ta lại có xu hướng giảm dần thời gian ngủ. Vì vậy cha mẹ sẽ thấy sự khác biệt về giấc ngủ của bé ở tuần thứ 2 so với tuần đầu tiên. Mỗi ngày trẻ sẽ ngủ dần ít đi.
-
Bé sơ sinh sẽ bắt kịp nhịp điệu ngày đêm
Em bé đang trong tử cung của người mẹ, con gần như không phân biệt được ngày và đêm. Nên trong 4 tuần đầu tiên, các bé có xu hướng ngủ theo bản năng. Nghĩa là trẻ không hề ngủ nề nếp như người lớn. Do vậy mà có nhiều trẻ lại ngủ ngày hoàn toàn nhưng đêm lại dậy chơi.
Nhưng có em bé bắt nhịp ngày đêm rất tốt. Cứ để phòng tối, hoặc trời tối là em bé buồn ngủ và đi ngủ. Một số trẻ không nề nếp thì cha mẹ cũng nên có biện pháp cụ thể để rèn luyện giấc ngủ ngày và đêm cho trẻ. Bởi giấc ngủ đêm thường chứa đầy đủ yếu tố giúp em ngủ sâu giấc, tốt cho sức khỏe và não bộ.
2. Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ một mình hay không ?
Quả thật với một em bé sơ sinh, con chỉ dành 8 tiếng đồ hồ để thức giấc ăn, chơi, đi vệ sinh. Nên những tuần đầu tiên cho bé một giấc ngủ sâu, ngủ hiệu quả sẽ có lợi vô vàn cho trẻ sau này. Vì vậy mà nhiều chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ của con người. Họ cũng cho rằng nên để trẻ sơ sinh ngủ một mình. Nhưng các mẹ bỉm sữa lại luôn lo sợ bất trắc khi để con ngủ riêng nhưu vậy. Do đó, có nhiều tranh cãi để xem trẻ sơ sinh nên ngủ một mình hay không.
-
Truyền thống người Việt không thích để trẻ sơ sinh ngủ một mình
Theo truyền thống của người Việt bao đời, trẻ em mới sinh ra là phải nằm ngủ cùng mẹ. Việc để em bé tiếp xúc với mẹ lúc ngủ chính là hành động gần gũi, gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé. Bé sơ sinh ngủ cùng mẹ cũng khiến cho việc chăm sóc con được dễ dàng hơn. Đa phần mẹ bỉm sữa cũng nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó nằm gần con thì cũng có cảm giác nhàn hơn vào ban đêm.
Nhưng theo quan niệm của người phương Tây, trẻ sơ sinh ngủ một mình từ bé sẽ rèn luyện tính độc lập cho con. Đồng thời việc ngủ riêng còn giúp trẻ có nhiều không khí hơn để hít thở. Bố mẹ cũng có những góc riêng tư hơn sau khoảng thời gian vợ bầu, sinh con cần kiêng cữ.
-
Trẻ sơ sinh ngủ với mẹ sẽ tốt hơn ngủ một mình
Có một nghiên cứu của Barack Morgan ở đại học Cape Towm đã công bố trên Tạp chí Tâm thần Sinh học. Họ nói rằng những em bé được tiếp xúc da kề da với mẹ, được ngủ cùng mẹ sẽ bớt căng thẳng hơn rất nhiều những em bé phải nằm độc lập.
Kết quả nghiên cứu dựa vào việc đo nhịp tim và hoạt động thần kinh tự chủ của bé. Có sự phân biệt rõ ràng ở các em bé ngủ với mẹ và những trẻ sơ sinh ngủ một mình. Từ kết quả cho thấy, trẻ ngủ một mình khả năng tự chủ cao hơn, nhưng thần kinh của trẻ cũng dễ bị kích thích hơn. Nhưng những em bé được áp dụng phương pháp da kề da thì chất lượng ngủ sâu hơn, não cũng hoàn thiện khá tốt.
-
Trẻ sơ sinh ngủ một mình sẽ hạn chế hội chứng đột tử SIDS
Các bác sĩ cho rằng trẻ sơ sinh khi ngủ cùng người lớn thì nguy cơ cao bị mắc hội chứng đột tử SIDS. Nguy cơ tăng khi mà bố hoặc mẹ em bé là người nghiện thuốc lá, rượu. Bởi trong một căn phòng ngủ kín, mùi thuốc và rượu trong không khí có thể khiến giảm lượng oxy trong không khí khiến bé con không có oxy thở và đột tử.
Như vậy để trẻ sơ sinh ngủ một mình cũng có những điểm lợi và những điểm không lợi. Do vậy các chuyên gia kháng cáo, tốt nhất là để các em bé nằm giường, cũi ngay cạnh nơi ngủ của mẹ. Đây là biện pháp an toàn bảo vệ bé khỏi những rủi ro mà không lo ngại ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bé. Điều quan trọng cần làm là đảm bảo cũi, hay giường phù hợp cho trẻ sơ sinh nằm ngủ một mình hiệu quả, an toàn.
3. Khi nào nên bắt đầu cho trẻ sơ sinh ngủ một mình ?
Như nội dung ở phía trên, cha mẹ nên nằm cùng phòng với em bé sơ sinh trong 6 tháng đầu tiên. Và biện pháp hiệu quả nhất chính là sử dụng nôi, cũi đặt bên cạnh giường ngủ của cha mẹ. Đây có thể coi là giải pháp chăm sóc bé hiệu quả nhất hiện nay.
Thời điểm áp dụng để bé sơ sinh ngủ một mình trong phòng với bố mẹ chính là từ khi lọt lòng. Chỉ cần sử dụng cũi ghép vào giường cha mẹ một cách an toàn. Vào các buổi đêm mẹ vẫn có thể thuận lợi cho bé bú, thay bỉm tã cho con. Hơn nữa việc nằm tách biệt riêng cũi sẽ giúp hạn chế trẻ bị mắc các bệnh truyền nhiễm đường sinh dục do người lớn bất cẩn. Vì không dùng chung chăn đệm cũng là một cách hay bảo vệ bé.
-
Thời gian tách trẻ sơ sinh ngủ một mình hoàn toàn
Trong 6 tháng đầu đời cha mẹ có thể vẫn nằm cùng phòng với em bé nhưng riêng giường riêng cũi. Như từ 6 tháng trở đi cha mẹ có thể rèn luyện dần cho bé thói quen ngủ độc lập hoàn toàn. Trên thực tế nếu mẹ bỉm sữa quay trở lại công việc sớm, thì việc tách dần bé cũng tốt hơn sức khỏe của mẹ. Vì sẽ rất vất vả nếu ban ngày mẹ đi làm, tối về lại bị mất ngủ vì liên tục chăm sóc bé ban đêm.
Do vậy cha mẹ nên có sự phân công việc chăm sóc em bé. Bằng cách tách dần để trẻ sơ sinh ngủ một mình, mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Người làm cha hoặc những thành viên khác trong gia đình cũng có thể giúp đỡ một phần vào việc chăm sóc em bé, đỡ cho mẹ.
Thời điểm thuận lợi để trẻ sơ sinh ngủ một mình độc lập hoàn toàn là khi được 2 tuổi. Các mẹ nên lưu ý mốc thời gian này nhé.
-
Phương pháp tách trẻ sơ sinh ngủ một mình thành công
Với những em bé nằm trong nôi cũi từ bé thì việc tách trẻ hoàn toàn không khó khăn gì. Bởi bé hoàn toàn quen với môi trường của cũi rồi. Nhiệm vụ của bố mẹ chỉ là nới dần khoảng cách cũi của bé và giường ngủ của cha mẹ.
Mỗi ngày cha mẹ sẽ tập cho bé ngủ xa hơn một xíu. Cho tới khi em bé ngủ được một mình trên cũi riêng ở căn phòng chính thức của bé. Cách hành động là mẹ sẽ sang phòng riêng của bé, cho con ngủ ở cũi và mẹ nằm gần đó. Dần dần khi em bé sâu giấc, mẹ để bé nằm một mình và rời đi.
Khi trẻ lớn hơn 3 tuổi, có thể cũi có thể chật chội. Cha mẹ nên chọn chuyển đổi sang cho bé nằm giường. Đây cũng là bước cuối cùng đánh dấu sự thành công tách bé ra ngủ riêng một mình rồi đó.
Trên đây là mốc thời gian cho trẻ sơ sinh ngủ một mình và phương pháp giúp các mẹ thành công. Để thực hiện tốt, mẹ nên tìm kiếm những chiếc cũi chắc chắn, an toàn phù hợp cho các bé sơ sinh. Mỗi em bé cũng sẽ có cách phản ứng khác nhau. Do đó hãy lựa tính nết của trẻ, điều kiện gia đình để thực hiện từng bước một nha các mẹ.
Tham khảo phương pháp giúp bé sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm.