Ngồi học đúng tư thế là một trong những biện pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống, cận thị và các bệnh lý học đường hiệu quả nhất. Tuy nhiên rất nhiều cha mẹ không quan tâm hoặc không biết cách hướng dẫn khiến trẻ ngồi học sai tư thế. Làm sao giúp trẻ vào lớp 1 ngội học đúng tư thế nhất, đây là vấn đề nhiều phụ huynh băn khoăn trước thềm năm học mới.
1. Những tác hại của việc để trẻ ngồi học không đúng tư thế
Thời gian để một học sinh học mỗi ngày cũng gần tương đương với người trưởng thành đi làm. Trẻ em hiện đại đi học buổi sáng, buổi chiều và buổi tối tại nhà. Do vậy nếu để trẻ tự ý ngồi học sai từ thế ngay từ đầu sau này sẽ khó chỉnh sửa. Khi việc ngồi không đúng tư thế gây ra hậu quả các bệnh lý học đường, biện pháp khắc phụ sẽ mất thời gian, chi phí và công sức.
Dưới đây là những tác hại mà trẻ sẽ phải chịu khi ngồi học sai tư thế :
-
Trẻ bị cong vẹo cột sống do ngồi học sai tư thế
a
Trừ những trường hợp trẻ bị vẹo, lệch cột sống bẩm sinh, tai nạn thì nguyên nhân chính dẫn tới trường hợp cong lệch cột sống lứa tuổi học sinh chính là do ngồi học không đúng tư thế. Chúng ta hãy thử tính toán, mỗi ngày trẻ sẽ ngồi học trung bình 6 tiếng ở trường và 2 tiếng buổi tối tại nhà. Như vậy một ngày hơn 8 tiếng đồng hồ ngồi học sai tư thế sẽ ảnh hưởng tới xương cột sống như thế nào.
Nếu cha mẹ, thầy cô không phát hiện can thiệp kịp thời tư thế ngồi học chuẩn cho trẻ, nguy cơ bị cong vẹo cột sống học đường rất cao. Khi cột sống cong lệch sẽ có biến chứng và ảnh hưởng tới những cơ quan khác của cơ thể.
-
Trẻ bị mắc tật khúc xạ khi ngồi học không chuẩn tư thế
So với bệnh cong vẹo cột sống, thì các tật khúc xạ do ngồi học sai tư thế chiếm nhiều hơn cả. Trẻ ngồi học không đúng tư thế sẽ nhanh mỏi người, sau đó theo xu hướng tìm cách để bản thân thoải mái, trẻ sẽ cúi sát xuống bàn, nằm bò ra bàn. Khi mà khoảng cách từ mắt tới các con chữ trong sách vở ngắn, mắt sẽ điều tiết khiến giác mạc phồng lên, hứng ảnh vật thể vào võng mạc.
Mặt khác, trẻ có xu hướng nheo mắt để nhìn rõ chữ trong khoảng cách ngắn. Lâu dần bé sẽ mắc tật khúc xạ mắt như cận thị, loạn thị, nhược thị, bong tróc dịch kính, thoái hóa điểm vàng, cận thị tiến triển...
-
Ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể
Ngồi học không đúng tư thế về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới cột sống, thị giác. Khi mà các bộ phận này có vấn đề thì các cơ quan khác sẽ bị biến chứng liên lụy.
Cong vẹo cột sống khiến các cơ vùng gần cột sống phát triển bất thường. Trẻ có thể bị gù lưng, lệnh vai, lệch hông gây mất cân đối thể hình.
Khi cong cột sống, xương lồng ngực có thể bị chèn ép dẫn tới lệch, tim, phổi, tiêu hóa cũng bị đè nén dẫn tới giảm sút sức khỏe. Lâu dài có thể gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ khi phổi bị hạn chế hoạt động.
2. Vì sao khó điều chỉnh trẻ ngồi học đúng tư thế
Việc điều chỉnh trẻ ngồi học đúng tư thế vô cùng quan trọng. Bởi theo chuyên gia tâm lý sau 21 ngày nếu không rèn được cho bé tư thế ngồi học chuẩn, sau này các con sẽ có xu hướng ngồi học tự do, gây ảnh hưởng tới xương, thị giác và cả tinh thần học tập của trẻ.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến việc điều chỉnh trẻ ngồi học đúng tư thế gặp khó khăn :
-
Do cha mẹ không biết ngồi học thế nào mới đúng tư thế
Trẻ ngồi học sai tư thế ngay từ ban đầu lỗi lớn thuộc về cha mẹ. Đa phần bố mẹ cảm thấy tự hào, mừng rỡ khi trẻ chịu ngồi vào bàn học. Nhưng không ai quan tâm con mình ngồi học đúng tư thế hay chưa. Chính sự chủ quan này của cha mẹ lại khiến trẻ hình thành thói quen xấu. Khi mà bé đã quen với việc ngồi học tự do, ngồi linh tinh vào bàn học thì rất khó chỉnh cho con về tư thế chuẩn.
Ngoài việc quên không nhắc nhở khiến trẻ ngồi học sai tư thế, thì có nhiều cha mẹ còn không nắm được kiến thức ngồi thế nào mới là đúng. Và luôn tặc lưỡi rằng đi học các cô ắt hẳn sẽ chỉnh nên không phải lo.
-
Do bản thân trẻ không thích ngồi học
Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 thường sẽ bị bất ổn một chút về tâm lý. Vì các bé đang được thoải mái, vô lo vô nghĩ ở mẫu giáo nay lại phải vào khuôn khổ. Do vậy mà các con sẽ chống đối với việc học hành. Cách phản ứng của trẻ chính là không hợp tác, ngồi học sai tư thế, ngồi học thiếu tập trung.
Có lẽ việc không có tinh thần chủ động học chính là rào cản lớn khiến đa phần trẻ em ngồi học sai tư thế trước khi bước vào lớp 1. Kết quả cô giáo cũng chỉ chỉnh sửa phần nào trên lớp, về nhà lại đâu đóng đó. Cuối cùng trẻ bị mắc phải lỗi ngồi học lệch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý học đường.
-
Trẻ ngồi học sai tư thế do môi trường học tập kém
Đa phần những trường hợp trẻ mắc các bệnh lý liên quan tới cột sống, tật khúc xạ mắt thường ở các vùng kém phát triển. Tại đây cơ sở vật chất giáo dục bị thiếu, bàn học không đúng chiều cao của trẻ, ánh sáng thiếu khiến cho trẻ luôn cố gắng tìm tư thế ngồi thoải mái nhất. Kết quả khiến trẻ bị mắc các tật xương sống.
Không chỉ trẻ em vùng sâu, vùng xa mà nhiều em bé ở thành phố lớn không gian ngồi học thiếu ánh sáng, bàn học không đúng chiều cao. Các yếu tố môi trường học tập kém khiến cho trẻ không được quan tâm, ngồi học cũng không đúng tư thế từ nhỏ.
3. Làm sao giúp trẻ vào lớp 1 ngồi học đúng tư thế đơn giản nhất
Làm thế nào để cho các bé chuẩn bị vào lớp một ngồi học đúng tư thế ngay từ ban đầu. Có lẽ đây là chủ đề nhiều phụ huynh xôn xao khi các bé đang đứng trước thềm năm học mới. Để các con ngồi học nghiêm túc, các mẹ cần phải khéo léo để từ từ đưa bé vào khuôn khổ.
Các bước đưa bé chuẩn bị vào lớp một ngồi học đúng tư thế n đơn giản nhất :
-
Bước 1 : Chuẩn bị không gian học tập của bé
Không giống như việc bước chân vào mẫu giáo, trẻ vào lớp 1 sẽ mang một tâm thế khác. Các mẹ cũng cảm nhận được em bé của mình dần độc lập và mẹ cần phải nới lỏng vòng tay để con học thêm nhiều điều bổ ích.
Bước đầu tiên này khá là quan trọng, bởi nếu không tạo cho bé được không gian học tập tốt nhất, thì làm sao bé có thể ngồi học đúng tư thế được. Chính khâu chuẩn bị phòng học cùng mẹ, trẻ cũng dần có ý thức hơn, hào hứng với nhiệm vụ học tập trước mắt.
Cha mẹ nên lựa chọn những loại bàn học phù hợp với chiều cao của trẻ. Hạn chế tận dụng bàn ghế không đúng kích thước chiều cao của con, không mua bàn ghế cao quá để đạt mục đích kéo dài thời gian sử dụng. Tốt nhất là chọn các loại bàn học đa năng có khả năng căn chỉnh chiều cao theo từng giai đoạn phát triển của bé.
Không chỉ mua sắm bàn học mới cho bé, cha mẹ nên chú ý ánh sáng của đèn học. Một chiếc đèn không đủ chiếu sáng sẽ khiến trẻ phải cúi đầu, nheo mắt trong lúc học. Ưu tiên chọn lựa đèn học có ánh sáng vàng. Hướng kê bàn học ưu tiên gần cửa sổ, hướng tới ánh sáng tự nhiên.
-
Bước 2 : Chuẩn bị các vật dụng liên quan trong quá trình học tập
Trẻ bước vào lớp 1 thường có tâm lý hào hứng lúc đầu nhưng dễ bỏ ngang và chán nản. Do đó khi bắt đầu các con vô cùng hợp tác, nhưng ngồi 1 lúc sẽ thường đòi đi vệ sinh, muốn tắt bật quạt, khát nước, tìm vật dụng này kia. Chính sự xoay đông tây nam bắc như thế này sẽ khiến trẻ không thể ngồi học đúng tư thế được.
Thay vì để trẻ có lý do, các mẹ hãy chuẩn bị thật đầy đủ. Yêu cầu bé đi vệ sinh và rửa sạch tay chân trước khi ngồi vào bàn học. Để sẵn quạt trong tầm tay của mẹ để hỗ trợ bé. Chuẩn bị bình nước và các vật dụng phục vụ cho nhu cầu học tập đầy đủ. Khi trẻ thấy mọi thứ đã được đáp ứng, sẽ không còn cái cớ để quay ngang, quay ngửa hay thiếu nghiêm túc trong lúc ngồi học.
-
Bước 3 : Lựa chọn thời gian ngồi học cho bé
Đến cả người lớn còn cảm thấy mệt mỏi khi ngồi mãi một tư thế. Ở trẻ em, ngồi học đúng tư thế ngoài mỏi lưng, khó chịu cơ thể còn kèm theo tâm lý chán nản. Do vậy mẹ cần phải điều chỉnh thời gian ngồi học cho bé để con luôn hứng khởi và bắt nhịp được với việc học tập đúng đắn nhất.
Thay vì ép trẻ ngồi học đủ giây đủ phút. Mẹ cần có kế hoạch cụ thể. Buổi đầu làm quen nên là 10 phút ngồi học đúng tư thế, sau đó nâng dần thời gian qua mỗi ngày. Dần dần bé sẽ thích ứng được với việc ngồi học chuẩn chỉnh.
-
Bước 4 : Luôn tạo cảm giác thích thú khi bé ngồi học
Bạn nhỏ nào cũng ưa thích khám phá và sáng tạo. Do đó để các bé chuẩn bị vào một ngồi học đúng tư thế các mẹ nên tạo không khí hứng khởi mỗi khi bé ngồi vào bàn học. Tuyệt đối không quát mắng, o ép bé phải học thế này, thế kia trong giai đoạn làm quen này.
Vì đa phần trẻ vào lớp 1 mới chỉ biết qua bảng chữ cái và ghép một số từ đơn. Do vậy muốn trẻ hứng khởi học hãy tìm cách để con chủ động tiếp cận sách vở qua hình ảnh. Ví dụ mẹ hãy cùng bé bọc sách và dán nhãn vở. Bé sẽ chủ động xem nội dung của sách và muốn mẹ chỉ bảo. Như vậy mỗi ngày một trang sách, mẹ dựa vào hình ảnh để cho bé chủ động ngồi tìm hiểu nội dung của sách.
-
Bước 5 : Điều chỉnh bé ngồi học đúng tư thế
Khi trẻ đã có thói quen tự ngồi vào bàn học mỗi tối. Cha mẹ nên thường xuyên quan sát xem bé ngồi đúng hay chưa để nhắc nhở kịp thời. Khi ở giai đoạn chớm vào lớp 1, chỉnh cho con ngồi đúng sẽ giúp trẻ tăng ý thức, tới lớp cũng giảm tải áp lực cho giáo viên trên lớp.
-
Bước 6 : Cảnh báo nguy cơ khi trẻ ngồi học sai tư thế
Để cho em bé nhà mình ý thức được tầm quan trọng của việc ngồi học đúng tư thế. Cha mẹ nên giảng giải, sử dụng hình ảnh, video truyền thông để cảnh báo bé về sự nguy hiểm khi ngồi không chưa chuẩn tư thế. Khi đã tiếp thu thông tin, bản thân trẻ sẽ luôn ý thức được rõ hơn việc học và ngồi học của mình.
Trên đây là nội dung liên quan tới việc giúp trẻ chuẩn bị vào lớp 1 ngồi học đúng tư thế như thế nào. Mỗi thói quen dù xấu hay tốt của trẻ cũng xuất phát từ việc cha mẹ quan tâm, chăm sóc và uốn nắn bé tới đâu. Từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống nếu làm tốt ngoài bảo vệ sức khỏe cho trẻ còn là cách đưa trẻ tiếp cận tri thức một cách khoa học nhất. Chúc các mẹ luôn thành công !
Cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ : Nguyên nhân và cách điều trị