Ngồi học sai tư thế là nguyên nhân hàng đầu gây cong vẹo cột sống ở trẻ em. Rất nhiều phụ huynh không để ý tư thê ngồi học đúng của bé, đến khi phát hiện ra trẻ bị vẹo cột sống, lệch vai, lệch hông mới tá hỏa điều trị. Vậy vì sao ngồi không đúng tư thế lại gây ảnh hưởng tới cột sống của bé. Cùng tham khảo nội dung bài viết để có biện pháp phòng tráng cong vẹo cột sống học đường cho bé nha các mẹ.
1. Ngồi học sai tư thế là gì ?
Ngồi học sai tư thế hay còn gọi là ngồi không đúng tư thế. Đây là tình trạng thường xuyên ở trẻ nhỏ trong lứa tuổi tới trường. Việc ngồi học thường theo thói quen của trẻ. Do đó nếu ngồi học không chuẩn chỉnh ngay từ đầu, khi tới lớp hay học ở nhà trẻ đều có thể ngồi không đúng và gây ảnh hưởng tới cột sống, thị giác và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Ngồi học sai tư thế thường bắt nguồn từ việc cha mẹ cho các bé tự học ở nhà trước. Bởi đa phần học sinh khi tới lớp đều sẽ được các cô giáo lớp 1 hướng dẫn, chỉnh sửa sao cho việc ngồi học đúng chuẩn tư thế.
Khi ngồi đúng khoa học, không chỉ tốt cho xương cột sống của bé, toàn bộ hệ xương mà còn giảm nguy cơ trẻ bị mắc các tật khúc xạ ở mắt như cận thị học đường. Việc cha mẹ không để ý tới việc bé ngồi sai tư thế học vô cùng nguy hiểm. Bởi khi hình thành thói quen sẽ khó điều chỉnh lại về đúng, đồng thời việc ngồi sai có thể đã gây ảnh hưởng phần nào tới cơ thể của bé rồi.
2. Giai đoạn trẻ dễ ngồi học sai tư thế nhất
Nhiều cha mẹ chỉ quan tâm tới việc con có ngồi vào bàn học hay không, kết quả có cao hay không mà hoàn toàn không quan tâm tới sức khỏe của bé. Cụ thể đó chính là ít cha mẹ chịu chỉnh lại các tư thế chính xác cho bé. Một mặt vì không có chuyên môn sư phạm, kiến thức y khoa. Mặt khác cha mẹ nghĩ ngồi sai tư thế một vài buổi, đi học cô giáo sẽ chỉnh giúp.
Cho nên giai đoạn trẻ dễ ngồi học sai tư thế nhất chính là tiền tiểu học. Lúc này các bé bắt đầu làm quen với việc hợp tập chữ và các con số. Cha mẹ cũng bắt đầu rèn luyện để bé chủ động ngồi vào bàn học. Nhưng tâm lý một em bé đang chơi thoải mái, khi bắt bị học sẽ chống đối cho qua. Các bạn sẽ ngồi học các tư thế tự do, kết quả là hình thành thói quen xấu khi ngồi học.
Một số giáo viên lớp 1 chia sẻ thường xuyên phải chỉnh sửa tư thế các học sinh ở trên lớp. Các cô cũng cho rằng nhiều trẻ ngồi học sai từ thế do thói quen ngồi học ở nhà đã hình thành lên từ khá lâu. Khi đi lớp chính thức rất khó chỉnh sửa.
Giai đoạn trẻ ngồi học sai tư thế nhiều nhất là đợt dịch Covid các bé phải học online tại nhà. Không ngồi học trực tiếp trên lớp nên không ai chỉnh sửa đúng tư thế học. Trẻ đối diện với màn hình máy tính, điện thoại, ipad quá nhiều nên dẫn tới cột sống ảnh hưởng đặc biệt xương vùng cổ. Đồng thời số lượng trẻ bị cận thị tăng lên khá nhiều.
3. Hậu quả của việc ngồi học sai tư thế
Một trong những cảnh báo việc trẻ thường xuyên ngồi học sai tư thế dẫn tới bệnh lý cong vẹo cột sống, gù lưng, lệch bả vai, lệnh xương sườn và hông, cận thị... Dưới đây đây là nguyên nhân của việc ngồi học sai tư thế gây ra cho trẻ những hậu quả khó khắc phục :
-
Ngồi học sai tư thế khiến cột sống cong vẹo
Xương cột sống chính là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể. Chức năng của xương cột sống nâng đỡ cơ thể và là trụ đỡ nhiều cơ quan quan trọng trong lồng ngực. Xương cột sống cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ tủy sống và hệ thần kinh của con người. Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống thì các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng.
Kho trẻ ngồi học sai tư thế, nó sẽ khiến cho cột sống bị sai tư thế trong một thời gian dài. Trong khi đó tuổi học sinh là các bé đang là giai đoạn phát triển xương cột sống. Vậy mà mỗi ngày học ở lớp, ở trường ngồi không đúng tư thế thời gian dài thì dĩ nhiên trẻ sẽ gặp vấn đề ở xương cột sống.
-
Ngồi học không đúng tư thế khiến trẻ bị lệnh vai, lệch hông
Khi học sinh ngồi học sai tư thế, xương sống lâu ngày sẽ bị cong vẹo. Khi mà xương cột sống vẹo, cong về bên nào thì kéo theo xương vùng vai bên đó bị hạ xuống. Đồng thời kéo căng xương hông và xương sườn bên còn lại.
Nếu không phát hiện và điều chỉnh tư thế ngồi đúng chuẩn, học sinh có thể dẫn tới lệch tòa bộ cơ thể gây mất thẩm mỹ và điều trị cũng rất khó khăn.
-
Ngồi học sai tư thế ảnh hưởng tới tim, phổi
Trẻ ngồi học không đúng tư thế thường bị mỏi lưng, mỏi người do áp lực lên cột sống. Vì vậy đa phần các bé chọn tì ngực vào bàn, hoặc ngồi ngả nằm xuống mặt bàn. Dĩ nhiên hành động này sẽ khiến các cơ quan trong lồng ngực bị ảnh hưởng. Cụ thể nhất tì ngực khiến phổi và tim ảnh hưởng nhiều nhất.
Về lâu dài, ngồi học sai tư thế có thể khiến lưng bị gù và nhô lên, chèn ép lồng ngực khiến phổi và hô hấp bị áp lực và mệt mỏi. Lâu dài còn khiến hệ thống tiêu hóa không được tốt, trẻ dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
-
Ngồi học không đúng tư thế gây tật khúc xạ ở mắt
Nếu học sinh thường xuyên ngồi sai tư thế lúc học, để nhìn các con chữ được rõ ràng các bé sẽ rướn mắt để hình ảnh vật thể rơi vào võng mạc. Vì vậy mà hệ quả lâu dài ngồi học sai tư thế khiến học sinh bị mắc bệnh cận thị, nhược thị, xuất huyết võng mạc mắt, bong tróc dịch kính.
4. Ngồi học đúng tư thế là biện pháp hạn chế cong cột sống và các bệnh lý học đường tốt nhất
Thay vì đợi tới khi trẻ bị mắc các bệnh do ngồi học sai tư thế dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Cha mẹ nên có biện pháp hướng dẫn con em mình ngồi học chuẩn tư thế. Dưới đây là một số giải pháp từ các chuyên gia :
-
Tạo cho trẻ môi trường học tập tốt nhất
Để trẻ có thể ngồi học đúng tư thế, cha mẹ cần phải tạo ra môi trường học tập chuẩn nhất cho bé. Cụ thể phụ huynh cần lựa chọn các loại bàn học phù hợp với chiều cao của bé. Nên ưu tiên lựa chọn bàn học có thể điều chỉnh chiều cao theo sự phát triển của bé. Đảm bảo bé ngồi học được thoải mái nhất.
Ngoài lựa chọn bàn học, cha mẹ nên lựa chọn đèn học đủ ánh sáng. Cường độ ánh sáng chuẩn là 300lux trở lên. Nên dùng ánh sáng vàng để giảm thiểu ánh sáng xanh làm cho hàm lượng Lutein trong mắt giảm đi.
-
Thường xuyên nhắc trẻ ngồi học đúng tư thế
Trẻ khi ngồi đúng tư thể một lúc có thể chưa quen sẽ đổi về vị trí sai. Nên ở giai đoạn trẻ mới tập ngồi bàn học, cha mẹ nên kèm cặp giám sát và nhắc nhở bé không được ngồi học sai tư thế. Dưới đây là tư thế ngồi học chuẩn của trẻ nhỏ :
- Ngồi học, hai chân phải đặt ngay ngắn vững chãi trên sàn nhà.
- Cẳng chân và đùi tạo thành một góc 90 độ. Nếu bé mỏi cũng có thể dao động trong khoảng 75-105 độ. Nhưng ưu tiên là góc vuông.
- Điều chỉnh cạnh trước ghế ngồi của trẻ và cạnh sau của mặt bàn cách nhau 4 -6cm.
- Lưng của trẻ nên tựa vào lưng của ghế để lưng có điểm tựa. Tuy nhiên phải giữ lưng luôn thẳng, không ngồi ngả nghiêng người ra phía sau ghế quá nhiều.
- Đầu , cổ của bé có thể hơi ngả về phía trước. Hai tay đồng thời để ngay ngắn trên mặt bàn.
- Với trẻ biết đọc thành thạo, hãy để bé tự đọc tư thế ngồi học đúng trước mỗi lần bé viết bài, học bài để con tự ghi nhớ và thực hiện theo thói quen.
-
Rèn luyện thói quen học tập và sinh hoạt hợp lý
Để trẻ không gặp vấn đề ngồi học sai tư thế, cha mẹ cần có biện pháp can thiệp giảm hành động trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi. Bởi các bé sử dụng các loại thiết bí này thường bị cuốn vào nội dung, dẫn tới ngồi xem sai tư thế lâu mà không biết. Thay vì để trẻ phải suốt ngày tiếp xúc với điện thoại, cha mẹ nên chơi cùng bé, đưa bé đi vận động thư giãn ngoài trời.
-
Bổ sung dinh dưỡng cho xương
Dù trẻ đang ngồi học sai tư thế hay đúng thì các bé vẫn đang ở tuổi phát triển xương. Do đó phải bổ sung dinh dưỡng để xương phát triển toàn diện mỗi ngày. Cụ thể mẹ nên bổ sung canxi, phốt pho, vitamin D để xương rắn chắc, hạn chế loãng xương do thiếu canxi nạp.
-
Thường xuyên kiểm tra xương cột sống của trẻ
Đa phần những trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống khi phát hiện đã để lại di chứng. Nguyên nhân là do bố mẹ không để ý tới con, để bé tự tắm nên cũng không quan tâm thể hình của bé. Do vậy mà bố, hay mẹ nên chủ động kiểm tra định kỳ thân thể của bé nhằm hạn chế trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ngồi học sai tư thế là một vấn đề đáng báo động hiện nay, khi mà cha mẹ không đủ kiến thức nuôi dạy chăm sóc bé, nhưng lại muốn bé phải làm quen với bàn học, con chữ trước khi trẻ tiến vào học lớp 1 chính thức. Thay vì chạy theo số đông ép các bé phải học khi chưa đến tuổi, cha mẹ hãy rèn luyện cho bé những thói quen đúng từ đầu. Bởi đó mới là cách vừa dạy bé phát triển về tư duy mà vẫn có sức khoẻ và thể hình cân xứng.
Cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ : Nguyên nhân và cách điều trị