GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TỪNG GIAI ĐOẠN

Nhiều ba mẹ tò mò không biết em bé lớn lên mỗi ngày trong bụng mẹ như thế nào ? Trên thực tế bào thai lớn lên từng ngày và có nhiều thay đổi rất thú vị. GoldCat xin tổng hợp toàn bộ sự hình thành của thai nhi qua từng giai đoạn , giúp ba mẹ có cái nhìn chân thực , rõ nét hơn về bé yêu của mình.

 

Từ những rung động lạ mà mẹ cảm nhận được con đang đến gần hơn với ba mẹ mỗi ngày. Có thể ba không biết, nhưng sự cảm nhận của mẹ với em bé đang nằm trong bụng luôn chân thực đến mức thiêng liêng. Sự phát triển của thai nhi sẽ trải qua từng bước, từng dấu mốc quan trọng mà mẹ cần có nhiều lưu ý quan tâm hơn. Hãy cùng GoldCat xem những thước phim chân thành nhất về con yêu nhé mẹ.

1. Sự hình thành của thai nhi trong bụng mẹ

Trước khi cùng nhau tìm hiểu cụ thể về sự phát triển của thai nhi qua các từng giai đoạn, bố mẹ cần nắm rõ một vài điều về quá trình hình thành thai nhi .Trong 8 tuần đầu tiên kể từ khi thụ tinh thành công, thai trong bụng người phụ nữ thường được gọi là phôi thai. 

Bé sẽ ở trong bụng mẹ khoảng 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, các nhiều em bé sẽ ra đời sớm hoặc muộn hơn so với thời gian 9 tháng 10 ngày. Thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn chính với những thay đổi rất rõ rệt của thai nhi.

- Quá trình thụ thai hình thành phôi thai

Em bé được hình thành nhờ quá trình thụ tinh, khi đó tinh trùng của bố sẽ xâm nhập vào trứng của mẹ. Sau khi đã thụ tinh, trứng đã thụ tinh thành công sẽ thực hiện phân chia ra thành rất nhiều tế bào. Chúng sẽ đi từ ống dẫn trứng tới dạ con của người phụ nữ và tới tử cung. Phôi thai sau khi đến tử cung sẽ bắt đầu làm tổ, chúng gắn vào nội mạc tử cung. Trong giai đoạn này, nếu tinh trùng Y của người bố  kết hợp với trứng của người mẹ sẽ xác định giới tính bé sau này là con trai, còn trường hợp tinh trùng X sẽ cho ra đời cô công chúa xinh xắn.

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TỪNG GIAI ĐOẠN

- Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện. Trong đó, túi ối bao quanh phôi thai, chứa đầy dịch lỏng. Nhiệm vụ chính của túi ối đó là túi đệm, tạo điều kiện để thai phát triển bình thường. Còn nhau thai - bộ phận có vai trò chủ yếu là truyền dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho em bé hấp thụ để phát triển, vận chuyển chất thải từ thai nhi ra.

Lúc này một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu hình thành, ví dụ như: miệng, cổ họng, tế bào máu và hệ thống tuần hoàn,… Đặc biệt, sau 1 tháng phát triển, kích thước của thai khá nhỏ, chỉ tương đương một hạt vừng. 

Tuần này em bé của bạn trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Vẫn đầu to, thân mình bé xíu cùng những chồi nhỏ sẽ phát triển thành hai chân sau này. Dù vậy, không có gì phải lo lắng, hình dạng này sẽ không kéo dài lâu bởi vì nhiều sự thay đổi lớn sẽ diễn ra trong mỗi ngày của tuần thứ 4 này, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngủ.

- Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 2

Bước sang tháng thứ 2, sự phát triển của thai nhi khá rõ, kích thước của em bé bằng một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,5 - 1,6cm. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể tiếp tục hình thành.

Ở tuần thứ 8 tới khi ra đời, phần lớn trong cơ thể bé là sự phát triển về kích thước và hoàn chỉnh các bộ phận cơ thể. Vể cơ bản, thai nhi theo từng tuần sẽ là những phiên bản thu nhỏ của em bé khi được sinh ra đời, lúc này các cơ quan trong cơ thể đã được hình thành, định hình đúng vị trí và sẽ phát triển tiếp tục ở giai đoạn sau, khả năng bị dị tật của em bé sẽ giảm xuống sau tuần thứ 8.

Ngoài ra, các cơ quan bên trong cũng đang phát triển, ta có thể kể đến như: ống thần kinh, đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác.

- Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 3

Tuần thứ 12 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 10 sau thụ thai), móng tay của thai nhi dần xuất hiện. Khuôn mặt thai nhi cũng phát triển hơn, trông rõ ràng hơn. Hệ thống ruột cũng phát triển hơn trong bụng thai nhi. Thai nhi bắt đầu có những cử động tự thân. Đến thời điểm này thai nhi dài khoảng 54 mm và nặng khoảng 14 g.

Thời gian này, một số cơ quan bên trong cơ thể như hệ tuần hoàn, tiết niệu dần dần hoàn thành. Đặc biệt, người mẹ đôi khi có thể cảm nhận được sự có mặt của em bé. Điều này chắc hẳn khiến cho mẹ bầu cảm thấy rất vui sướng, xúc động khi có một sinh linh bé bỏng đang phát triển từng ngày trong cơ thể mình.

 

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TỪNG GIAI ĐOẠN

- Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 4

Tháng thứ 4, chúng ta gần như xác định được giới tính của thai nhi vì bộ phận sinh dục đã hiện lên khá rõ ràng, ngoài ra tay, chân dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi hoặc tóc bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Thời điểm này, em bé chỉ nặng khoảng chừng 100g và có chiều dài tầm 15cm mà thôi. Tuy nhiên, phần tứ chi (tay, chân) của thai nhi đã được phân biệt rõ rệt có thể quan sát rõ qua hình ảnh siêu âm.

Đặc biệt, sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất đó là hệ thần kinh đi vào hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hay ngáp,… Người mẹ cũng dần cảm nhận sự hiện diện của thai nhi.

- Quá trình phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5

Ở giai đoạn tháng thứ 5thai nhi phát triển rất nhanh và có thể có chiều dài khoảng 15-16 cm nặng từ 240-260g. Các bộ phận của trẻ đã bắt đầu phát triển rõ rệt, khung xương và các cơ cũng từng bước hoàn thiện nên nhu cầu dinh dưỡng rất lớn.

Sang tháng thứ 5, con đã biết đạp và chuyển động nhiều hơn, đây là khoảnh khắc cực kỳ đáng nhớ đối với người mẹ. Xung quanh cơ thể bé, lớp lông tơ mọc lên, ngoài ra một lớp gây cũng hình thành trên da của em bé. Chúng có tác dụng chính là bảo vệ trẻ khi ở trong bụng mẹ, khi em bé chào đời, chúng sẽ dần biến mất.

Lúc này, thai nhi phát triển rất nhanh chóng, nhiều em bé có trọng lượng khoảng 300 gram. Vì sự phát triển nhanh chóng ấy, bụng người mẹ cũng to lên đáng kể.

- Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 6

Khi mang thai tháng thứ 6 thì thai nhi đã có được sự phát triển đáng kể với trọng lượng có thể đạt đến 320-350g, chiều dài khoảng hơn 25,5 cm. Trọng lượng chuẩn của người mẹ trong giai đoạn này nên tăng khoảng 4,5 kg và không nên thừa cân quá nhiều.

Thai nhi khi phát triển tới tháng thứ 6 thì cơ thể gần như đã hoàn thiện, nhất là về khuôn mặt. Với sự hoàn thiện các chức năng trên cơ thể, em bé bắt đầu có cảm nhận với các âm thanh cũng như ánh sáng. Trong thời gian này, cha mẹ có thể nói chuyện hoặc cho em bé nghe nhạc thư giãn, bé sẽ đáp lại bằng một số chuyển động.

Thỉnh thoảng, thai nhi còn bị nấc cụt, đây là hiện tượng rất bình thường. Có thể nói, hiện tượng này báo hiệu rằng bé đang trong quá trình hoàn thiện.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TỪNG GIAI ĐOẠN

- Sang tháng thứ 7 thai nhi phát triển như nào trong bụng mẹ

Chắc hẳn, ba mẹ rất tò mò về sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 7 phải không nào? Trong giai đoạn này, trọng lượng của em bé có thể từ 1kg - 1,5kg, bé thường xuyên chuyển động trong bụng mẹ, người mẹ có thể cảm nhận rất rõ ràng. Ngoài ra, bé cũng rất nhạy cảm và phản ứng với âm thanh, ánh sáng nhiều hơn so với thời gian trước đây.

Bạn nên thưởng thức các món ăn mà bạn yêu thích một cách điều độ. Nếu bạn thật sự thèm món nào đó, và nó không có hại cho cả bạn và bé thì bạn đừng hạn chế. Cho dù bạn kềm chế thì bạn cũng sẽ luôn luôn nghĩ đến nó. Hãy tránh các món ăn có chứa vi khuẩn Listeria gây bệnh truyền nhiễm theo đường ăn uống.

- Thai nhi phát triển ở tháng thứ 8

Trong tháng thứ 8, cơ thể em bé gần như đã hoàn thiện, duy chỉ có phổi là chưa hoàn thiện đầy đủ. Càng về sau, khi cơ thể phát triển, em bé lại có nhiều chuyển động, di chuyển trong bụng mẹ hơn. Khi đến giai đoạn cuối và chuẩn bị sinh, người mẹ nên đi khám thai định kỳ 2 tuần 1 lần để theo dõi tình trạng em bé. Đặc biệt, thời gian này lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển.

Giai đoạn tháng thứ 8 sẽ bắt đầu từ tuần 29 đến tuần thứ 32, sự phát triển của thai nhi trong thời gian này khá mạnh mẽ. Bé có kích thước khoảng từ 38 tới 40cm, cân nặng từ 1.5-2kg, mặt của bé đã hoàn thiện, các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thận, não cũng bắt đầu phát triển.

- Em bé trong bụng mẹ tháng thứ 9

Tháng cuối cùng của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đã hoàn thành, phổi và não phát triển cực kỳ nhanh chóng để bé chuẩn bị chào đời. Trong tháng này, trọng lượng của em bé cũng tăng mạnh, có thể dao động từ 2,9kg - 3,5kg. Đặc biệt, để chào đời dễ dàng hơn, bé thường úp mặt vào bụng mẹ, đầu ở bên dưới.

Bé có thể nặng từ 2.6-3.6kg, dài từ 38cm-51cm, các bộ phận trên cơ thể, kể cả phổi đã hoàn chỉnh, sẵn sàng cho thời điểm chào đời. Cơ thể bé bắt đầu dụng dần lông tơ cùng bã nhờn, chất đặc biệt quan trọng được hình thành khi con phát triển trong bụng mẹ.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI QUA CÁC TỪNG GIAI ĐOẠN

2. Các nấc quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

- Mốc phôi thai bắt đầu làm tổ ( tuần thứ 4, 5)

Giai đoạn phôi thai bắt đầu làm tổ là một nấc quan trọng đối với  sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bởi sau khi trứng được thụ tinh sẽ trải qua các giai đoạn phân chia tế bào liên tục. Ở giai đoạn này, nếu sự phân chia xảy ra lỗi, hoặc quá trình làm tổ của hợp tử không thuận lợi, mẹ có thể bị xảy thai tự nhiên mà chính mẹ cũng không biết.

Vậy nên, nếu các chị em thấy chậm kinh và sau khi dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch, thì từ 4-6 tuần sau ngày kinh cuối cùng, các chị có thể tới thăm khám để kiểm tra xem hợp tử đã làm tổ trong tử cung hay chưa. Bởi một số chị em gặp vấn đề tại vòi trứng, tử cung hoặc giai đoạn phân chia tế bào của hợp tử bị lỗi nên có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung ( vòi trứng), hoặc xảy thai tự nhiên. Do vậy, mẹ cần chú ý xem em bé nhà mình đã làm tổ thành công hay chưa nhé.

Và giai đoạn này, các mẹ cần tránh những hành động nặng nhọc, nên nhẹ nhàng đi lại, nghỉ ngơi nhiều để em bé bám chặt vào thành tử cung của mẹ hơn.

- Mốc thai nhi hình thành tai và mắt ( tuần thứ 8)

Sang đến tuần thứ 8, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Lúc này, em bé đã bám chắc vào thành tử cung của người mẹ. Em bé nhận dinh dưỡng và đang bắt đầu hình thành nên các cơ quan quan trọng. Và cơ quan đầu tiên được hình thành là mắt và tai. Tim thai cũng đã hoạt động và nhận dinh dưỡng từ mẹ và vang lên những nhịp đập đầu tiên.

Có nhiều mẹ rất thích được nghe tiếng tim đập của con mình. Và GoldCat cũng tin, tất cả những ba mẹ đều phải vỡ òa hạnh phúc khi lần đầu nghe những âm thanh đó. Có thể nói, tiếng tim của thai nhi như một thanh âm trong trẻo nhất, đọng lại dư âm nhiều nhất và gây nghiện nhất. 

Nói nhỏ với các mẹ là bác sĩ cũng cho rằng nhịp tim nhanh chậm giai đoạn này cũng phần nào xác nhận được giới tính của bé. Thật vi diệu đúng không ạ.

- Thai nhi từ tuần 12 gần như đã hoàn thiện 

Mặc dù chiều dài đo từ đỉnh đầu tới mông của em bé tuần thứ 12 chỉ tầm 5cm, nhưng ba mẹ tin được không rằng con gần như hoàn thiện các cơ quan rồi đó. Tự nhiên thật là vi diệu, và sự sống luôn là một món quà, một phần thường cao quý nhất mà những ai làm cha, làm mẹ xứng đáng được nhận. Từ một tế bào nhỏ bé, biến thành một hạt đậu rồi nhỏ sinh như trái nho, trái cam.

Giai đoạn từ tuần 12, thì cha mẹ cần lên kế hoạch đi kiểm tra độ mờ da gáy cho bé nhé. Nếu phát hiện những bất thường bác sĩ sẽ cân nhắc yêu cầu chấm dứt thai kỳ sớm để đảm bảo các em bé sinh ra đời đều không mang những bệnh lý nguy hiểm.

Sau giai đoạn này, giới tính của bé cũng bắt đầu phân hóa rõ rệt. Nên từ tuần 12,5 - 13, nếu mẹ đi đo độ mờ da gáy, một số bác sĩ sẽ đưa ra phỏng đoán luôn giới tính của trẻ để cha mẹ bớt tò mò. Và dù là bé trai hay công chúa, thì theo GoldCat điều đó thật tuyệt vời. Việc đoán trước giới tính sẽ giúp các ba mẹ chuẩn bị đồ sơ sinh, nôi cũi chào đón thành viên tốt hơn đó.

- Thai nhỉ ở tuần 22 -24 phát triển chiều cao tối đa và bắt đầu nghe được

Sau tuần thứ 20, các em bé bắt đầu phát triển chiều dài. Nếu thăm khám định kì mẹ có thể thấy được các bé trong giai đoạn này đã có chiều dài bằng nửa khi bé sinh. Hơn nữa thính giác đã hoàn thiện, con bắt đầu nghe được những âm thanh bên ngoài của cuộc sống. Trẻ có thể cảm nhận và nghe được nhịp tim thổn thức của bé, nghe được âm thanh xe cộ bên ngoài, âm thanh chim hot, tiếng nói âm áp của cha và giọng ngọt ngào của mẹ.

Ở giai đoạn này, cha mẹ nên nói chuyện nhiều với bé, để em bé quen thuộc với giọng cha mẹ nhé. Bởi em bé còn có phản ứng đáp trả lại những âm thanh đó. Khi cảm thấy vui mừng, hào hứng, con sẽ đạp nhiều hơn như cổ vũ, động viên mẹ thật nhiều.

- Tuần 27 con tập thở và tuần 28 bé nhận biết được mùi vị

Có một câu nói người lớn chúng ta đùa nhau rằng không cần dạy trẻ con tập thở. Bởi ngay khi chào đời,  lúc tiếng khóc cất lên cũng là lúc con tự thở hoàn toàn, tự lấy oxi từ tự nhiên mà không còn phụ thuộc vào mẹ nữa. Để có được quá trình này, em bé đã phải tự tập thở từ tuần thứ 27 trong bụng mẹ rồi đó. Và khi sang tuần 28, con bắt đầu cảm nhận mùi vị của thức ăn. Bằng việc cảm nhận dư vị đó thông qua dinh dưỡng mẹ ăn gì .

Trong giai đoạn này, khi cơn nghén đã dần lùi xa, mẹ nên ăn đầy đủ các loại thực phẩm để em bé sau này sẽ dễ nuôi nhé.

- Tuần thứ 32 em bé đã mở mắt

Nhiều cha mẹ cho rằng , em bé sẽ nhắm mắt hoàn toàn cho tới khi chào đời. Nhưng thực ra từ tuần thứ 32, em bé đã mở mắt và quan sát mọi thứ trong bụng mẹ rồi đó. Cũng vì vậy nên các em bé sẽ có phản ứng đạp, hay khua khoắng trong bụng mẹ nếu mẹ đang ở trong nhà và đi ra ngoài có ánh sáng mặt trời rực rỡ.

- Tuần thứ 38 -40 em bé chào đời

Đây là cột mốc cực kỳ quan trọng trong sự hình thành phát triển thai nhi. Từ tuần 37 em bé có thể đã muốn ra sớm, vì vậy mà mẹ cần di chuyển, hoạt động nhẹ nhàng để an toàn cho em bé.

Vì cũng chưa nắm rõ thời điểm em bé chào đời, nên mẹ nên nghỉ ngơi ở nhà và chuẩn bị các đồ sơ sinh cho bé. Đồng thời, các mẹ cũng chuẩn bị tắm giặt vệ sinh cá nhân để chuẩn bị tinh tươm nhất cho công cuộc vượt cạn.

Có thể nói, các bậc cha mẹ không khỏi xúc động khi dõi theo sự phát triển của thai nhi qua từng tháng. Em bé sẽ dần có những chuyển động, tín hiệu giao tiếp với cha mẹ. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể nắm được một số kiến thức cơ bản khi tham khảo bài viết này.

Xem thêm các sản phẩm nôi cũi cho bé sơ sinh.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)