GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ nguyên nhân và cách hạn chế

Khi em bé sơ sinh được hơn tháng tuổi, các mẹ thường bắt gặp tình trạng trẻ vặn mình trong lúc ngủ, khi bú, khi mẹ thay tã bỉm. Mặc dù vặn mình trong lúc ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thưởng ở bé sơ sinh. Nó có thể tự hết sau 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không thể chủ quan nếu bé ngủ vặn mình kèm giật mình, gồng đỏ mặt, rướn mình, ngủ gà, hay khóc. Vậy nguyên nhận trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ và cách hạn chế tình trạng này. Các mẹ hãy tìm hiểu nội dung bài viết để hiểu hơn và hiện tượng này nhé.

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi giải thích, tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ là một hiện tượng sinh lý bình thường. Khi em bé lọt lòng, các tế bào thần kinh, vỏ não, thể thân chưa phát triển hoàn thiện. Do vậy mà phần dưới vỏ hoạt động nhiều và đang chiếm ưu thế. Hiện tượng vặn mình của bé sơ sinh chính là cách trẻ phản ứng, vận động để thích nghi với môi trường sống mới khi ra khỏi tử cung mẹ.

Nguyên nhân thứ 2 khiến  bé sơ sinh vặn mình lúc ngủ là do đệm trẻ nằm có thể quá cứng hoặc quá mềm. Dẫn tới việc trẻ ngủ tư thế không hợp lý. Ví dụ để bé gối đầu quá cao, phòng ngủ không thông thoáng, cha mẹ bật đèn sáng khi bé ngủ. Lúc này bé ngủ không thoải mái nên cũng hay bị vặn mình, ngủ không sâu giấc.

Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chủ đạo trên, trẻ có thể vặn mình do bệnh lý. Nên cha mẹ tuyệt đối lưu ý, nếu  em bé vặn mình kèm với giật mình, gồng mình, đổ mồ hôi trộm, khó ngủ, nôi ói, tiêu chảy... thì cần phải theo dõi. Nếu hiện tượng nặng dần lên phải tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

2. Phân biệt tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ do sinh lý hay bệnh lý

Hầu như hiện tượng em bé sơ sinh bị vặn mình là sinh lý bình thường. Tuy nhiên hầu như không phải là tất cả. Cho nên cha mẹ cũng hết sức lưu ý. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé sơ sinh, cha mẹ nên biết cách phân tình trạng trẻ giật mình, vặn mình lúc ngủ là sinh lý hay bệnh lý.

trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ

Trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ do sinh lý

Bé vặn mình sinh lý thường sẽ có biểu hiện gồng mình lên vài phút mỗi lần. Trong khoảng thời gian này em bé vẫn tăng cân, vận động bình thường. Khi bé đến 2 hoặc 3 tháng thì con sẽ tự kết thúc việc vặn mình. Do vậy cha mẹ cần lưu ý một số những vấn đề dưới đây :

  • Không gian ngủ bị hạn chế khiến trẻ sơ sinh vặn mình

Nếu em bé ngủ bị tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh là một vấn đề khiến trẻ bị giật mình, khóc, ngủ không sâu giấc, ngủ hay vặn mình. Lúc này cha mẹ phải kiểm tra, điều chỉnh để cho em bé có khu vực ngủ thoải mái nhất. Khi em bé cảm thấy phòng ngủ của mình đảm bảo, hiện tượng vặn mình sinh lý cũng có thể hết hoặc giảm.

  • Em bé vặn mình do nhu cầu không được thỏa mãn

Nhu cầu của trẻ sơ sinh rất cơ bản, nhưng vì các con vừa lọt lòng, nên người lớn buộc phải chăm sóc, cung cấp mọi thứ để thỏa mãn nhu cầu của bé. Em bé lúc đói, lúc đi tiểu cũng rất hay cựa quayajt, vặn mình, uốn mình. Thậm chí một số bé còn vặn mình tới mặt đỏ tía tai luôn. Nhưng đây đều là hiện tượng hết sức bình thường nếu trẻ tăng cân đều đặn.

  • Trẻ cảm thấy không thoải mái

Một số bé khi bỉm đầy, bỉm ướt, tã quấn bị chặt quá, quần áo bó sát cũng khiến các con khó chịu và vặn mình liên tục. Nên khi chăm sóc con, mẹ cảm thấy tự nhiên hôm nay bé vặn mình nhiều hơn, gồng mình, khó chịu thì nên kiểm tra tổng thể bé để đảm bảo trẻ luôn được sạch sẽ, thoải mái.

Trẻ sơ sinh vặn mình do bệnh lý

trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ

Nếu mẹ để trẻ vặn mình nhiều trong một thời gian có nguy cơ cao là biểu hiện của bệnh lý. Do vậy khi quan sát em bé sơ sinh vặn mình lúc ngủ, mẹ cần theo dõi xem có kèm những biểu hiện sau đây :

  • Em bé vặn mình kèm nôn ói,nấc, ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc. Lúc này có thể đặt nghi vấn trẻ bị các vấn đề đường ruột. Theo dõi nếu thấy con chậm tăng cân, răng mọc chậm, tóc rụng vùng khăn thì em bé có thể bị còi xương, thiếu canxi.
  • Trẻ sơ sinh bị vặn mình do thần kinh bị tổn thương. Với những em bé này thường vặn mình sẽ kèm theo khó ngủ, co giật, hét lên lúc ngủ.
  • Một số trường hợp em bé bị côn trùng tấn công gây phát ban, ngứa cũng, nóng cũng có thể khiến bé khó chịu, vặn mình liên tục.
  • Trong quá trình chăm sóc trẻ nếu thấy trẻ vặn mình kèm tím tái, khó thở, gồng nổi cứng phần bụng, khóc dữ dội thì cần thăm khám ngay để có biện pháp can thiệp. Vì em bé có thể bị lồng ruột, tụt canxi máu...

Trên đây là cách phân biệt các trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ sinh lý và bệnh lý. Nếu là sinh lý, tình trạng vặn mình sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Còn bệnh lý sẽ nặng hơn theo thời gian. Do đó cha mẹ hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc bé.

3. Những biện pháp giúp hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ

  • Tạo cảm giác thoải mái cho bé

Em bé sơ sinh thường tăng cân rất nhanh. Các con còn lớn trông thấy bằng mắt thường. Vì vậy các mẹ nên chọn các loại bỉm tã vừa vặn với cân nặng của bé, quần áo rộng rãi thoải mái khi cho bé đi ngủ. Mùa đông nên đảm bảo đủ độ ấm để con cảm thấy an toàn.

  • Chuẩn bị không gian ngủ thông thoáng

trẻ sơ sinh vặn mình trong lúc ngủ

Cha mẹ cần đảm bảo nhiệt độ phòng hợp lý, không nóng cũng không lạnh. Căn phòng, giường, đệm cũi nên đảm bảo sạch  sẽ, thông thoáng. Ga giường nên được giặt 1 tuần 2-3 lần để ngăn chặn chu kỳ phát triển bùng phát của vi khuẩn, virus.

Đảm bảo căn phòng không có tiếng ồn ào, tạp âm cắt ngang giấc ngủ của bé.

  • Khi em bé vặn mình nên xoa dịu trẻ

Đa phần trẻ sơ sinh vặn mình thường khóc, kèm đi tiểu, đi ị. Nên nhiều mẹ trẻ không giữ được bình tĩnh mà khó chịu, mắng quá, hoặc nói to. Nhưng điều này sẽ khiến trẻ phản ứng dữ dội hơn. Do vậy nếu thấy con vẹo, khóc hãy kiểm tra xem bỉm bé có ướt không, bé có bị côn trùng tấn công không ... Khi mọi thứ bình thường, hãy nhẹ nhàng ôm bé vào lòng, hát ru, vỗ về, nói chuyện bé để con yên tam hơn.

  • Thường xuyên cho trẻ sơ sinh tắm nắng

Vitamin D rất quan trọng trong việc tổng hợp canxi cho cơ thể. Ở bé sơ sinh, nguồn vitamin D thông qua ăn uống thường không được nhiều. Vì vậy cho trẻ tắm nắng là cách hiệu quả nhất giúp trẻ tự tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Thời gian tắm nắng nên từ 10-15p trước 9h sáng. Không được cho bé tắm nắng lúc ánh mặt trời gay gắt, vì có thể khiến da bé bị bỏng.

Phòng ngủ của bé nên có anh sáng tự nhiên chiếu vào các buổi sáng.

  • Nên bổ sung thêm canxi, vitamin D3K2 cho bé

bỏ xung vitamin D3&K2 cho trẻ sơ sinh

Em bé bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức nhưng nếu có biểu hiện rụng tóc, giật mình lúc ngủ. Thì cũng có khả năng trẻ đang thiếu canxi. Nhiều mẹ thắc mắc là vẫn uống canxi thì tại sao con lại thiếu. Điều quan trọng là có canxi nhưng phải có chất tổng hợp và chất dẫn là D3K2 thì canxi mới vào máu, vào xương được. Như vậy, thiếu canxi , vitamin D3 và K2 cũng có thể khiến trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ. Nên cha mẹ nên lưu ý vấn đề này nhé.

  • Thường xuyên để ý tới cảm xúc của bé

Trong quá trình mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh, nên lựa theo cảm xúc của bé. Các mẹ cứ nghĩ em bé còn nhỏ không biết thể hiện cảm xúc. Nhưng trẻ em học hỏi rất nhanh, bé cũng có cảm xúc của mình. Ví dụ khi con khó chịu, bé sẽ khóc để được mẹ quan tâm. Nhưng khi thấy trẻ khóc, mẹ mặc kệ để con tự an ủi bản thân, tự nín sẽ làm cho bé dần mất đi xúc cảm.

Kết quả là khi bé vặn mình khóc, nếu không xử lý luôn cho con, trẻ sẽ tự đánh mất dần thiện cảm, tình yêu thương với ba mẹ.

  • Kiểm tra vùng bẹn, nách và các điểm nhạy cảm

Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra các vùng da nhạy cảm như bẹn, nách, cổ, lỗ tai, lỗ mũi, bộ phận sinh dục của bé xem có điểm bất thường hay không. Vì nếu khó chịu hoặc bị bệnh lý, côn trùng cắn những vị trí này các bé sơ sinh cũng sẽ vặn vẹo lúc ngủ, ngủ không sâu giấc và chất lượng.

Mỗi em bé sơ sinh khỏe mạnh, trưởng thành đều là công sức phấn đấu, đắp xây của cha mẹ. Trẻ em luôn yếu ớt trong giai đoạn đầu đời, nên người lớn hãy bảo vệ bé khỏi tất cả những nguy hiểm xung quanh. Trong quá trình chăm sóc, phát hiện trẻ sơ sinh vặn mình lúc ngủ ngày một nhiều, cách tốt nhất vẫn là tới viện kiểm tra để biết rõ nguyên nhân, bệnh lý để có biện pháp can thiệp sớm.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? website : GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 0837388686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
 CS2 :  99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng.