GoldCat.vn - Nôi Cũi Chuẩn Việt

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Xương cột sống phụ nữ mang thai sẽ thay đổi như thế nào

Mang thai là cả một quá trình gian của mỗi người phụ nữ. Bởi không chỉ tâm sinh lý thay đổi, sự phát triển của thai nhi còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể mẹ. Vậy xương cột sống phụ nữ mang thai sẽ thay đổi như thế nào ? Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Vậy thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua nội dung bài viết này nhé.

1. Cấu tạo xương cột sống của người bình thường

Xương cột sống được coi là cấu trúc trung tâm hỗ trợ con người. Vai trò của cột sống là giữ cho cơ thể thăng bằng và đứng thẳng được. Nó còn có chức năng kết nối các bộ phận khác của xương lại thành một khối. Nói cách khác, xương cột sống là điểm nối của xương đầu, xương lồng ngực, xương chậu, xương vai, xương cánh tay, xương hông. Xương cột sống có độ linh hoạt nhờ hệ thống dây chằng đàn hồi kết hợp cùng đĩa đệm cột sống.

  • Chiều dài xương cột sống như thế nào ?

Mỗi người đều có chiều dài xương cột sống khác nhau. Nó phụ thuộc và chiều cao của mỗi ngươi. Trung bình, xương cột sống ở nữ giới dài tầm 61cm. Mặc dù chỉ có một đoạn xương, nhưng nó lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nó phải chịu trọng lượng của đầu, thân, cánh tay. Đồng thời xương cột sống còn bảo vệ tuỷ sống bên trong.

Xương cột sống người bình thường nhìn nghiêng sẽ có độ cong chữ S. Chính độ cong sinh lý này giúp cho cấu trúc xương ổn định, thăng bằng cho con người ở tư thế đứng thẳng. Đồng thời, độ cong tự nhiên còn đóng vai trò gần giống như một chiếc giảm xóc khi con người hoạt động, bảo vệ các xương riêng lẻ.

xương cột sống

  • Số đốt xương cột sống của con người là bao nhiêu

Tổng cộng xương cột sống người bình thường có 32-34 đốt. Nó sẽ được chia thành 5 đoạn khác nhau :

  • Xương cột sống vùng cổ có 7 đốt sống. trong y khoa, xương cột sống cổ ký hiệu C1 đến C7. Đây là vùng xương thân đốt sống nhỏ nhưng lại rộng bề ngang. Các cuống đốt sống không dính vào mặt sau, chúng dính vào mặt bên của thân đốt sống.
  • Xương cột sống vùng ngực có 12 đốt sống. Nó được ký hiệu là T1 đến T12. Không giống như đốt cột sống vùng cổ, đoạn vùng ngực , đoạn này mỏm gai dài đi chếch xuống dưới. Mỏm ngang có diện tích khớp với đầu xương sườn, tạo thành khớp sống sườn.
  • Xương cột sống thắt lưng có 5 đốt sống. Nó được ký hiệu là L1 đến L5. Riêng đoạn xương sống này gồm các đốt sống to, rộng ngang, cuống đốt sống dày và các mỏm hình chữ nhật.
  • Đoạn xương cột sống cùng bao gồm 5 đốt. Được ký hiệu từ S1 đến S5. Các đốt xương hợp nhất với nhau tạo thành xương cùng. Nó chính là nơi với xương chậu bởi hai khớp cùng chậu.
  • Đoạn xương cột sống cụt thường sẽ có từ 3 tới 5 đốt. Chúng hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt hình tam giác. Trong y khoa nó được gọi là Coccyx.
  • Đĩa đệm giữa các đốt xương cột sống

Bản thân xương cột sống không chỉ gồm các đốt xương. Nó còn bao gồm 23-24 đĩa đệm. Chúng đảm nhiệm vai trò giúp đàn hồi giữa các đốt xương sống. Trừ giữa hộp sọ và đốt sống cổ thứ nhất, giữa đốt sống cổ thứ nhất và thứ 2, giữa xương cùng và xương cột không thể di chuyển. Nguyên nhân là vì chúng được tạo từ xương, không có đĩa đệm.

Đĩa đệm của xương cột sống  hình thấu kính 2 mặt lồi. Chúng dày từ 3-9mm. Cấu tạo bởi các lớp sụn và vòng sợi. Đĩa đệm có vỏ cứng chia thành nhiều lớp. Trong lòng đĩa đệm có nhân nhầy hình cầu, hình bầu dục. Chúng được bao xung quanh là các lớp vòng sợi. Vị trí nhân nhầy sẽ nằm ⅔ sau của đĩa đệm.

Tổng chiều cao các đĩa đệm chiếm ¼ xương cột sống. Chúng không cản quang trên phim chụp X quang. Chức năng của đĩa đệm chính là giữ cột sống linh hoạt.  Con người có thể nghiêng trái, nghiêng phải xoay người là do có đĩa đệm. Đặc biệt đĩa đệm còn hấp thụ lực từ các va chạm tác động đến cột sống khi con người hoạt động.

Cụ thể, khi có một lực tác động lên cột sống, các đĩa đệm của xương cột sống sẽ bị nén lại và trở lên mỏng hơn. Khi này, áp suất giảm, đĩa đệm hấp thụ chất lỏng. Chúng trở lên đặc hơn như được giải nén. Dễ dàng thấy, con người thường gây áp lực lên cột sống nhiều hơn ban ngày và giảm vào ban đêm. Nên đo chiều cao vào cuối ngày sẽ bị giảm 1,5 đến 2cm so với sáng sớm.

Khi con người già đi, cùng đồng nghĩa với việc đĩa đệm của xương cột sống giảm dần độ đàn hồi. Chúng sẽ trở lên mong hơn, đồng thời các đốt sống dần dồn gần nhau. Các thân đốt sống giảm dần chiều cao do giảm mật động xương và cột sống cong hơn. Hiện tượng này lý giải cho việc càng cao tuổi chiều cao của con người càng thấp đi.

  • Sự dẫn truyền thần kinh trong ống xương cột sống

Nói đến xương cột sống chúng ta sẽ nghĩ ngay đến dây thần kinh trong ống xương cột sống. Ống tuỷ do các lỗ sống chồng lên nhau. Ống tuỷ ở đoạn xương cột sống vùng cổ và thắt lưng sẽ có độ rộng hơn vùng ngực. Ống tuỷ có hình tam giác, riêng đoạn cột sống ngực ống tuỷ có hình tròn.

Người ta đo chiều ngang của ống tuỷ bằng cách xác định khoảng cách giữa hai chân cuống sống trên phim XQ thẳng. Chiều rộng được xác định là khoảng cách giữa mặt thân đốt xương sống với mặt trước của mấu khớp dưới.

Ngách rễ thần kinh trừ 2 đốt cột sống C1, C2 đầu tiên, xương cùng, xương cụt. Còn lại các đốt sống ở vị trí khác đều tạo từ một thân đốt thân phía trước và các mỏm xương hướng về phía sau. Tại vị trí hai đốt sống kết hợp với nhau tạo thành khoảng trống có các hốc gặp nhau. Các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống cột sống, chúng thông qua các khoảng trống này mang tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ của bộ xương và các cơ quan nội tạng thông qua tuỷ sống.

2. Xương cột sống của phụ nữ thay đổi như thế nào khi mang thai

xương cột sống phụ nữ thay đổi thế nào sau khi mang thai

Trong suốt 9 tháng 10 ngày  em bé ở trong bụng mẹ, cơ thể của người mẹ sẽ xuất hiện nhiều thay đổi . Xương cột sống cũng sẽ biến đổi để thích ứng trong quá trình nữ giới mang thai.

Nguyên bản xương cột sống có hình chữ S. Tuy nhiên khi mang thai, tử cung dần lớn lên sẽ kéo theo đoạn cong về phía bụng. Càng về các tháng cuối, bụng bầu càng lớn và trọng lượng ít nhất là 6kg. Chính điều này khiến trọng tâm của phụ nữ mang bầu bị dồn về phía trước. Để cơ thể giữ được thăng bằng, xương cột sống phần vai và hông phải cố ngả về phía sau. Kết quả là khi mang thai, xương cột sống sẽ có độ cong cực đại.

Không chỉ mỗi xương cột sống thay đổi độ cong, các đĩa đệm cũng thường xuyên phải chịu áp lực. Do đó sự đàn hồi của đĩa đệm bị giảm sút. Nó sẽ hồi phục tốt nếu sau khi sinh bé, mẹ bỉm sữa có được chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mang vác vật nặng và cúi gập người quá sâu.

3. Xương cột sống phụ nữ mang thai thay đổi gây ảnh hưởng gì ?

xương cột sống phụ nữ mang thai thay đổi gây ảnh hưởng gì

Mỗi cơ quan trong cơ thể của con người sinh ra chúng đã dần hoàn thiện, phát triển để làm nhiệm vụ của chúng. Tuy nhiên ở nữ giới có rất nhiều thiệt thòi. Đặc biệt là trong quá trình phụ nữ mang thai. Một lúc phải đảm nhiệm trọng trách của 2 người, nên cơ thể sẽ có nhiều thay đổi cho phù hợp cho thai nhi.

Một trong những hậu quả nhiều nhất mà các mẹ bầu gặp phải khi xương cột sống thay đổi đó chính là tình trạng đau lưng. Mặc dù nguyên nhân không đến duy nhất từ việc xương cột sống thay đổi độ cong sinh lý. Nhưng phần lớn các trường hợp đau lưng đều liên quan tới xương cột sống bị chèn ép, áp lực lớn.

Khi xương cột sống bị cong, sẽ kéo theo cơ vùng bụng, lưng giãn ra  lỏng lẻo hơn. Đặc biệt, khi các đốt cột sống chịu sức căng sẽ chèn vào dây thần kinh khiến cho đau vùng thắt lưng sẽ trở lên trầm trọng.

4. Phương pháp hạn chế cong xương cột sống khi mang thai

Hầu như phụ nữ mang thai đều khiến cho xương cột sống bị cong quá mức. Nhưng vẫn có cách hạn chế cột sống cong quá mức. 

  • Thường xuyên tập Yoga và các biện pháp thể dục hợp lý.
  • Điều chỉnh cân nặng thai kì hợp lý. Chú ý đủ dinh dưỡng thay vì bổ sung không khoa học.
  • Nên vận động nhẹ nhàng, Không mang vác đồ nặng trong quá trình mang thai.
  • Sử dụng gối bầu nâng đỡ trong quá trình ngủ.

Trên đây đây là những  nội dung liên quan tới vấn đề xương cột sống phụ nữ thay đổi thế nào khi mang thai. Để chào đón thiên thần, các chị em đều chấp nhận hy sinh. Thậm chí sau khi sinh bé, xương cột sống đang hồi phục các chị em cũng lưu ý không mang vác đồ nặng, cúi gấp người quá sâu. Cần nghỉ ngơi hợp lý để cột sống sớm bình phục như ban đầu nhé.

Sản phụ đau lưng khi mang thai : Nguyên nhân và cách hạn chế

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
☎ 08.3738.8686
Zalo : 0837388686
 
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)
   CS2 : 99 Đinh Núp , phường An Khê,  quận Thanh Khê , thành phố Đà Nẵng.