GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Cảnh báo nguy cơ gia tăng trình trạng trầm cảm sau sinh của phụ nữ Việt

Trầm cảm sau sinh là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại mà phụ nữ chính là nạn nhân trực tiếp. Tỉ lệ trầm cảm ngày càng gia tăng mạnh dẫn tới những hệ lụy , ảnh hưởng tới chính bản thân, gia đình và người thân của nạn nhân. Những câu chuyện đau lòng vẫn cứ tiếp diễn và là hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta nhìn lại.

 

Ngày nay, xã hội càng ngày càng xuất hiện tình trạng trầm cảm sau sinh ở phụ nữ, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm tăng đột biến . Vậy nguyên nhân của sự trầm cảm, và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tác động lên bản thân bệnh nhân, gia đình và xã hội như thế nào ?

1. Trầm cảm sau sinh là gì ?

Trầm cảm sơ sinh là một bệnh lý xảy ra khi phụ nữ sau quá trình sinh con, đang nuôi con nhỏ bị biến đổi về mặt tâm sinh lý. Kết quả là họ có những biểu hiện, hành động lạ mất kiểm soát , có thể gây nguy hiểm cho con cái, và cả sự an toàn tính mạng của chính bản thân họ.

Thực tế vấn đề trầm cảm ở phụ nữ có thể bắt đầu rất sớm từ ngay sau khi kết hôn, mang thai. Đến khi sinh con thì căn bệnh mới khởi phát do đã dồn nén những ức chế thần kinh lâu ngày.

Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra ở mọi phụ nữ, không phân biệt độ tuổi, trình độ học thức, vấn đề giàu nghèo.

2. Nguyên nhân phụ nữ dễ bị trầm cảm sau sinh

nguyên nhân phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên GoldCat xin chia sẻ những nhóm nguyên nhân cơ bản dưới đây :

  • Áp lực cuộc sống

Nhóm nguyên nhân đầu tiên mà GoldCat muốn nhắc đến khiến tỉ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh  gia tăng trong xã hội ngày nay chính là áp lực cuộc sống. Nhiều người sẽ thấy lạ, bởi đa phần các mẹ sau sinh con chỉ ở nhà chăm sóc con cái, vật chất kinh tế thường sẽ là người đàn ông trong gia đình gánh vác, vậy thì chị em tại sao lại bị trầm cảm.

Thực tế , xã hội càng hiện đại, phong trào bình đẳng giới ngày càng nở rộ thì vai trò của phụ nữ đối với xã hội càng lớn lao. Chính vì vậy, phụ nữ vốn được coi là phái đẹp, phái yếu ngày này cũng đã tham gia vào hết những công việc mà trước đây chỉ nam giới mới làm. Mức kiếm tiền của phụ nữ cũng không kém cạnh gì các ông chồng của mình .

Sau khi sinh con, phụ nữ bắt buộc vẫn cần đảm trách công việc đang làm dù cho thai sản quy định nghỉ 6 tháng. Có những công ty sẽ yêu cầu chị em đi làm sớm, hoặc dù qua 6 tháng quay lại làm việc nhưng chị em vẫn chưa cân bằng được việc chăm sóc bé và công việc. Vô hình chung những áp lực từ chính cuộc sống của họ khiến cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

  • Áp lực kinh tế

Bên cạnh việc cuộc sống sẽ dồn nén , thúc ép họ phải vừa làm mẹ tốt, nhân viên tốt. Thì áp lực kinh tế trong các cặp gia đình trẻ cũng khiến chị em dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh hơn.

Những chị em bị áp lực kinh tế đa phần là chị em công ăn việc làm không ổn định. Thường sẽ là các chị em đang ở nhà và tiêu tiền của nguồn thu nhập của chồng. Cho nên, bản thân họ luôn cảm thấy ức chế, cuộc sống bấp bênh như một thân cây tầm gửi. Mọi buồn vui của họ đều phải sống mà nhìn mặt chồng.

Nếu cuộc sống của phụ nữ dư giả về kinh tế, họ sẽ được giải trí bằng vật chất. Ví dụ mệt mỏi với việc chăm con thì họ thuê giúp việc, đau đầu với cuộc sống thì họ đi mua sắm, du lịch. Nhưng với chị em không có tiền, luôn phải cân đo đong đếm tiền bỉm, tiền sữa, nay con ốm, mai con đau thì trầm cảm sau sinh là điều rất tự nhiên.

  • Trầm cảm sau sinh vì áp lực gia đình

áp lực từ gia đình lên người phụ nữ

Người ta thường nói, gia đình là nơi ấm áp, là cái tổ, là chốn đi về khi mà xã hội quẳng vào họ những áp lực, những mệt mỏi. Nhưng có những chị em, gia đình lại là gánh nặng đè nén lên đôi vai của họ.

Trong thời điểm gần đây xảy ra rất nhiều vụ chị em đã tự tử chỉ vì những mâu thuẫn trong gia đình không thể giải quyết. Phụ nữ rất yếu đuối, nhưng họ có thể sống thiếu công việc, thiết tiền bạc nhưng không thể thiếu tình cảm. Vậy nên, các chị em đang sống cùng gia đình chồng họ rất dễ bị trầm cảm sau sinh vì áp lực này.

Thường khi sống cùng gia đình nhà chồng, phụ nữ vẫn bị coi là mảnh ghép lạc lõng. Họ không thể mở miệng tâm sự nhưng lại dễ bị điều khiển. Rõ ràng rằng con cái họ đẻ ra nhưng lại phải dạy theo cách của ông bà. Rồi áp lực của họ từ những vụn vặt cuộc sống hôn nhân. Mỗi thứ nhỏ nhưng tích góp thành lớn dần trong lòng họ, như ngọn núi lửa chờ ngày bùng nổ.

  • Trầm cảm sau sinh vì chồng và con

Vấn đề trầm cảm sau sinh không chỉ gặp nhiều ở phụ nữ sinh con lần đầu, mà ở cả những phụ nữ làm mẹ 2 con, 3 con. Khi số lượng các con càng nhiều, chị em lại  càng dễ bị stress. Chị em có thể rất khó cân bằng được thời gian dành cho chồng và chăm sóc các con. Thường thì phụ nữ lại nghĩ về con nhiều hơn, nên người đàn ông gần như bị cho ra rìa.

Cũng chính vì các chị em không thể ba đầu sáu tay để mà làm hết được mọi thứ khi mà mỗi ngày chỉ có 24h. Nên họ hay bỏ chồng sang một bên. Và lúc này các anh lại thay đổi, bê tha hoặc sẽ ngoại tình. Và khi mà áp lực từ quá nhiều phía, lại nhận ra chồng mình thay đổi, các chị em rơi ngay vào vấn đề trầm cảm sau sinh.

  • Trầm cảm sau sinh vì chăm sóc bé

phụ nữ trầm cảm sau sinh

Chăm sóc trẻ nhỏ là một công việc đòi hỏi quá nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Không phải tự nhiên mà một em bé lớn lên, khỏe mạnh và biết yêu thương mọi người. Đó đều phải do sự dạy dỗ, nuôi nấng của cha mẹ , người thân. Nhưng thực sự chăm sóc một em bé sơ sinh quá là khó khăn.

Dĩ nhiên, người ngoài nhìn vào thì dễ nghĩ rằng ôi nuôi con nhàn ấy mà, chăm con có gì mà vất vả... Nhưng thực ra mỗi đứa trẻ nuôi dạy sẽ có những khó khăn riêng. Nhưng điển hình nhất là tình trạng trẻ hay khóc, khó nuôi, không tăng cân, còi cọc, hay ốm vặt... Và tổng hợp những vấn đề nhỏ này sẽ bào mòn sức chịu đựng của các mẹ.

Đặc biệt, những mẹ sinh con nhưng thiếu người đỡ đần. Những đêm thức suốt bế con, rồi bỉm, rồi tã, rồi những dị ứng mẩn đỏ, hăm bẹn nhỏ nhặt, rồi ngạt mũi, rồi viêm tai giữa, rồi ốm đau đi viện, rồi con bám mẹ mè nheo... không chỉ lấy đi sức sống của mẹ, mà còn là những áp lực vô hình mà chỉ những ai nuôi con nhỏ, từng nuôi con nhỏ mới thấm.

  • Bệnh lý cá nhân

Ngoài những áp lực từ nhiều phía, thì có một nguyên nhân mà rất dễ đẩy chị em mắc chứng trầm cảm sau sinh. Đó là những phụ nữ có sẵn bệnh lý về thần kinh, hoặc những tổn thương về tình cảm trước đó.

Thường những chị em nhóm này họ sẽ có những khúc mắc từ giai đoạn thanh thiếu niên, hoặc tuổi thơ của họ không được trọn vẹn. Do vậy mà sâu thẳm trong trí óc của họ có một vết đen, vết gợn. Nó vẫn luôn nằm đó, và khi bước vào cuộc sống hôn nhân thì những áp lực vô hình kia sẽ khiến họ rơi vào chứng trầm cảm sau sinh.

3. Cảnh báo gia tăng tỉ lệ trầm cảm sau sinh

Xã hội càng phát triển, tỉ lệ trầm cảm sau sinh càng gia tăng mạnh. Các bà các mẹ vẫn hay đùa với chúng ta rằng “ thời xưa tao cũng đẻ , cũng nuôi 5 7 mặt con nhưng có bị trầm cảm bao giờ đâu”. Thực tế mỗi thời mỗi khác, thời của các bà chỉ cần cơm đủ ăn, quần áo đủ mặc , xã hội họ tình cảm hơn, không phức tạp nặng nề.

Nhưng ngày nay thì khác, khi xã hội phát triển, con người được sống hưởng thụ hơn thì cũng áp lực hơn. Có một suy nghĩ rất hay mà chuyên gia GoldCat cho là rất đúng, đó là bạn sẽ cảm thấy bất hạnh khi mà những người xung quanh bạn hạnh phúc. Nên khi mà công nghệ mạng xã hội càng đỉnh điểm, có rất nhiều chị em cảm thấy mình quá áp lực, quá bất hạnh, quá lạc lõng với thế giới này bởi bản thân mình không được như xung quanh.

Cũng vì công nghệ phát triển, con người ít tâm sự với nhau bằng lời nói, họ trao cho nhau những cái like, những comment giả tạo và cả những cái ôm ấm áp tình người cũng không còn. Do vậy, khi còn lại một mình với thực tế cuộc sống họ rơi vào vấn nạn trầm cảm.

Ngày càng nhiều những chị em quyên sinh cùng những đứa trẻ tội nghiệp. Và nếu không không chọn cách tiêu cực này, họ lại lựa cách tiêu cực khác. Nên dễ thấy họ cặp bồ, họ ngoại tình, họ lừa đảo tiền bạc nhau... cũng là những góc cạnh của việc trầm cảm sau sinh.

4. Những biểu hiện của việc trầm cảm sau sinh ở nữ giới

triệu chứng của trầm cảm sau sinh

  • Thay đổi tính tình

Nếu thực sự quan tâm những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ, chúng ta hãy để ý tới những thay đổi tính tình của họ để tháo gỡ giúp họ khỏi rơi vào trầm cảm sau sinh.

Biểu hiện đầu tiên của phụ nữ trầm cảm là đột ngột thay đổi trạng thái, tính nết. Ví dụ thấy chị em dễ cáu gắt, tự nhiên nói nhiều hoặc ít nói hơn hẳn.

  • Thích không gian một mình

Khi chuẩn bị rơi vào bệnh trầm cảm sau sinh, phụ nữ dễ có trạng thái thích không gian yên tĩnh một mình. Họ vẫn lầm lũi thực hiện các công việc nhà, chăm sóc con cái. Nhưng lại thích tự vào nhà vệ sinh hoặc phòng riêng ngồi một mình bất động. Lúc này họ sẽ có những suy nghĩ miên man riêng của họ, không ai đoán được. Nhưng họ lại coi đó là giải pháp thỏa mãn bản thân, là niềm vui của riêng mình.

  • Đột nhiên ăn nhiều hoặc không muốn ăn

Đây cũng là một hành vi của dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Nếu một ngày bạn thấy người mẹ sau sinh tự nhiên lại ăn không ngừng nghỉ hoặc bỏ ăn thất thường, thì có lẽ họ cũng đang bị stress nặng rồi đó.

  • Tự nhiên muốn mua sắm, đặt hàng, tiêu tiền

Thực ra việc tiêu tiền cũng là một cách giải trí, hạn chế trầm cảm sau sinh. Nhưng với một phụ nữ hiện đại ở nhà liên tục phải đối mặt với bỉm sữa rồi con cái, họ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm và giải tỏa bằng cách mua hàng, tiêu tiền liên tục.

Cụ thể họ sẽ lên mạng mua bất cứ thứ gì dù không có nhu cầu dùng. Điển hình nhất là họ sắm quần áo, đồ cho con liên tục dù không thực sự cần thiết. Có chị em thì lại mua áo mua quần dù cũng không cần mặc vì cũng không đi ra ngoài nhiều.

Nếu thấy những biểu hiện này của vợ, các ông chồng cũng cần phải quan tâm, chia sẻ với vợ khéo léo, tế nhị hơn nhé.

  • Không tha thiết với việc chăm sóc bé

Khi sinh em bé ra, ai cũng muốn quan tâm, và tự tay chăm sóc con mình khôn lớn. Nhưng việc chăm sóc ấy nếu quá áp lực nó lại là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh cho các mẹ. Rồi tới một ngày, khi đè nén quá nhiều, các chị tự dưng chán ghét với công việc chăm con, sợ hãi với tiếng khóc, tiếng cười của con. Sợ hãi khi tới giờ cho con ăn, thay tã thay bỉm. Và đỉnh điểm , họ không còn yêu thương đến em bé của mình nữa.

Nên các ba chú ý nhé, nếu đột nhiên thấy mẹ dửng dưng với tiếng khóc của con, không muốn ôm bế con mình hay cáu gắt với em bé. Thì cần phải xem xét để các mẹ thoải mái hơn trong tâm lý và tìm cách khắc phục, đỡ đần họ qua giai đoạn khó khăn này.

  • Nảy sinh các ý nghĩ tiêu cực

+ Muốn ngoại tình

Có nhiều người đã hỏi chuyên gia GoldCat rằng vì sao phụ nữ ngày nay hay ngoại tình. Thực ra việc ngoại tình ở những phụ nữ có con nhỏ thường liên quan tới sự thỏa mãn về tình cảm.  Các mẹ muốn nổi loạn để thoát ra khỏi cái mớ bòng bong đang kìm hãm, ức chế họ. Hoặc đôi khi là sự khỏa lấp những trống vắng trong tâm hồn khi mà chồng họ không phải là bờ vai để họ nương tựa.

+ Muốn làm tổn thương bản thân

Đây cũng là một trong những ý nghĩ tiêu cực hay nảy sinh trong tâm trí những chị em bị trầm cảm sau sinh. Họ luôn muốn làm bản thân họ tổn thương để mọi người chú ý , quan tâm họ hơn. Hoặc đơn giản những cơn đau từ xác thịt đem đến hưng phấn cho họ. Nhưng việc này rất nguy hiểm, vì nó có thể đe dọa tính mạng của họ.

Các chị em trầm cảm sau sinh nhóm này hay có xu hướng cắt tay bằng dao lam hoặc gây các tổn thương vùng đùi...

+ Muốn tự tử

Chưa bao giờ tỉ lệ phụ nữ tự tử lại nhiều như hiện nay. Mặc dù biết cuộc sống luôn là những khó khăn thử thách. Nhưng cũng có rất nhiều chị em trầm cảm sau sinh đã luôn lựa chọn phương pháp tiêu cực nhất. Bởi họ không còn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Ở đâu họ cũng nhìn thấy bất mãn, thấy tiêu cực và muốn kết thúc cuộc sống của chính họ.

5. Phương pháp hạn chế trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

  • Tạo cho các mẹ điều kiện sống tốt nhất

Đây là một trong những việc thuộc về tránh nhiệm của chồng, người thân  trong gia đình. Trước khi có ý định sinh con, gia đình luôn chuẩn bị sẵn yếu tố kinh tế và thời gian để dành cho mẹ và bé . Có như vậy sẽ hạn chế được chứng trầm cảm sau sinh ở các mẹ.

  • Luôn lắng nghe những chia sẻ từ vợ, con

phương pháp hạn chế trầm cảm sau sinh

Chồng hãy luôn lắng nghe chia sẻ ,tâm sự của vợ. Ngoài nên kể những câu chuyện công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh vợ chồng để dù vợ mình có ở nhà vẫn cập nhật được thông tin cuộc sống bên ngoài, để vợ mình không bị cảm thấy cô độc, lạc lõng, không an toàn.

Mẹ chồng và mẹ hoặc chị em gái luôn hỏi han, tâm sự đỡ đần với các mẹ sau sinh để họ luôn được thoải mái, dễ chịu và không còn áp lực với những việc họ đang phải làm.

  • Các mẹ bầu cần phải tự tạo niềm vui cho bản thân

Cho dù cuộc sống có ra sao, thì các chị em cũng đều phải tự tạo cho mình niềm vui trong cuộc sống. Có nhiều cách khác nhau từ việc không cần sử dụng quá nhiều tiền đến việc sẽ tốn một khoản chi phí.

Ví dụ các mẹ tham gia các cộng đồng mẹ bầu, cộng đồng nuôi con nhỏ trong khu vực mình sống để giao lưu, chia sẻ , giúp đỡ lẫn nhau. Liên kết này sẽ giúp các chị em không bị mất đi liên hệ xã hội trong khoảng thời gian dài ở nhà chăm bé.

Hoặc các chị sẽ dành thời gian mỗi ngày để theo đuổi những đam mê cá nhân một chút. Ví dụ như tự may đồ cho bé, viết blog chia sẻ cuộc sống của mẹ và bé. Đây cũng là những giải pháp hay giúp chị em không bị rơi vào chứng trầm cảm sau sinh.

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp xử lý vấn đề trầm cảm sau sinh ở phụ nữ. GoldCat mong rằng sẽ không cần phải chứng kiến thêm một mẹ nào xảy ra vấn trầm cảm, và các câu chuyện đau lòng trong cuộc sống nữa. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, các mẹ an yên trong chính cuộc đời mà mình lựa chọn.

Xem thêm các mẹo chăm sóc bé của GoldCat.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)