GoldCat Việt Nam - Giường Nôi Cũi Đa Năng Trẻ Em

logo
GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ TOÀN QUỐC

Free Ship + Ship Cod Toàn Quốc

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

Bảo Hành 3 Năm, Hỗ Trợ Trọn Đời

HÀNG CHÍNH HÃNG

HÀNG CHÍNH HÃNG

Hàng GoldCat 100% Việt Nam

Dị vật đường thở mối nguy hiểm luôn đe dọa tính mạng của trẻ

Nguồn thông tin về nội dung dị vật đường thở được lấy nguồn từ bác sĩ chuyên trực cấp cứu tại viện. Hy vọng thông tin này sẽ giúp phụ huynh cảnh giác hơn, biết cách xử lý khi bé hóc, nuốt các đồ vật gây chèn đường thở của con.

 

Trẻ em luôn tò mò và muốn khám phá mọi thứ mới lạ của cuộc sống. Mà cách khám phá của trẻ cũng thật lạ, bởi cái gì các bé cũng có thể cho vào miệng, vào lỗ mũi, lỗ tai.... Vậy làm sao để giảm tối đa trường hợp trẻ phải cấp cứu khi nuốt nhầm dị vật đường thở.

1. Dị vật đường thở là vấn đề thường gặp trong cấp cứu

Chính những bác sĩ nội trú thuộc các khoa cấp cứu của viện cũng phải công nhận rằng dị vật đường thở là một trong những tình trạng cấp cứu chiếm số đông của khoa. Ngoài những vấn đề trẻ em bị sốt cao co giật, nôn tiêu chảy cấp cứu do ngộ độc thì bị hóc, bị nuốt nhầm dị vật gây tắc đường thở hay thường gặp phổ biến.

Dưới đây là một trường hợp qua lời kể của bác sĩ cấp cứu :

“ Đang nằm đọc sách ! Bỗng từ đằng xa tiếng vọng lại xe cấp cứu  “ Các Bác cứu Con em với, Con bị nuốt phải hạt lạc !”

Sau đó, đội phản ứng nhanh và cuộc chiến đấu ! Nhận thấy trẻ có Hội chứng xâm nhập. Mẹ Bé kể  “ Con đang khỏe mạnh, sau đó đột ngột ho sặc sụa, rũ rượi, tím tái , khó thở, thở rít sau khi bé đang ngậm đồ chơi hoặc các hạt nhưu lạc, trân châu...

cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Nếu em bé đủ lớn, bác sĩ sẽ tiến hàng làm ngay thủ thuật Heimlich.

Sau một hồi choảng nhau với Tử thần để đưa cháu về nên mọi chuyện đã ổn ! Mà cũng phúc phần và các cụ phù hộ , hạt lạc nhỏ so với Con , chứ mà đến viện thì cũng không kịp.

Mẹ cháu chắc cũng đau tim ! Mà đến Tui còn đau tim nữa là ! Bởi đa phần nếu đã mắc dị vật đường thở mà không sơ cứu kịp thường rất khó. Não thiếu Oxy 3-5p là không ổn rồi  ”

Trên đây là chia sẻ từ một ca cấp cứu của Bác sĩ Cường chia sẻ trên trang cá nhân. Nhưng GoldCat tin còn vô vàn các ca cấp cứu khác liên quan tới dị vật đường thở hàng ngày vẫn diễn ra. Vậy thì cha mẹ ơi, đừng xem nhẹ vấn đề “ dị vật đường thở” nhé.

2. Nguyên nhân của việc nuốt phải dị vật đường thở

Trên đây là một trường hợp hóc dị vật đường thở gặp may mắn. Bởi thực tế đã có nhiều ca cấp cứu không qua được. Và chỉ một phút lơ đễnh của cha mẹ, người thân mà phải trả giá bằng chính tính mạng của con. Do đó phụ huynh cần nắm được những nguyên nhân của việc hóc dị vật đường thở, để mà hạn chế những tai nạn thương tâm .

  • Bị sặc sữa , cháo, cơm

Có thể nói thực phẩm cho trẻ là một trong những nguyên nhân tiêu biểu khiến em bé bị hóc dị vật đường thở. Đặc biệt là các em bé trong giai đoạn sơ sinh đến trước 3 tuổi.

Có mẹ nghĩ đơn giản sữa không thể bị hóc . Tuy nhiên bản thân chuyên viên GoldCat đã tận mắt chứng kiến một em bé bị hóc sữa mà cha mẹ không biết. Đến khi cấp cứu quá muộn và em bé đã qua đời.

Do vậy, khi em bé dưới 1 tuổi khi uống sữa mẹ nên chú ý đảm bảo sữa , cháo, cơm đều nuốt xuống dạ dày mới được để em bé đi ngủ. Bởi nếu lúc trẻ chưa nuốt hết sữa đã ngủ, nó sẽ bị sặc và tràn vào đường thở gây thiếu oxy và lấy đi mạng sống của con.

Đặc biệt các em bé dưới 3 tháng tuổi, mẹ không nên cho bú sữa no, khi trẻ bú xong phải vỗ nhẹ lưng để sữa xuống hết dạ dày, tránh trào ngược.

  • Hít vào đường thở các dị vật

Các em bé có thể hít các dị vật vào đường thở như hạt dưa, lạc, kẹo tròn, kẹp ghim , hạt trân châu... Bởi các em bé hay có thói quen đưa các vật nhỏ vào lỗ mũi hoặc lỗ tai. Cũng vì vậy các bác sĩ phổ biến gặp tình trạng phải gắp dị vật ra khỏi mũi, tai cho bé.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang nuốt phải dị vật đường thở

Điều đặc trưng dễ thấy đó chính là khi em bé đang khỏe mạnh, bình thường, thậm chí chơi ngoan. Lúc này cha mẹ thấy bé xuất hiện các hội chứng xâm nhập như ho sặc sụa, mặt mày tím tái và khó thở. Nếu em bé không bao gồm nôn mửa, tiêu chảy. Thì các trường hợp này có thể là dấu hiệu nhận biết em bé có thể đang nuốt phải dị vật đường thở.

4. Cách sơ cứu trẻ gặp tình trạng dị vật đường thở

Trước khi tiến hành sơ cứu các trường hợp em bé bị dị vật đường thở. Cha mẹ bắt buộc phải nắm bắt được tình trạng của con để áp dụng cấp cứu :

cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

- Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được

Trường hợp biết chắc chắn em bé còn hồng hào, khóc được, la lên được, nói được và không khó thở. Lúc này mẹ sẽ đặt em bé ở tư thế ngồi hoặc mẹ bồng. Sau đó giữ yên trẻ và đưa đến bệnh viện gần nhất để khám và gắp dị vật ra ngoài. Lưu ý không cố tình móc, lấy dị vật nếu không có chuyên môn bởi làm vậy sẽ khiến dị vật chui vào sâu bên trong hơn.

- Nếu trẻ bị tím tái , khó thở

Khi thấy em bé bị tím tái, khó thở không khóc hoặc khóc yếu. Cha mẹ nhanh chóng gọi cấp cứu và tiến hành sơ cứu như sau :

+ Trẻ dưới 1 tuổi : Sử dụng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái. Giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.

Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng của trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái thì dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái.

Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại ,tiếp tục vỗ lưng.Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

+ Trẻ lớn : dùng thủ thuật Heimlich

Nếu thấy em bé còn tỉnh thì đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới xương ức, phía trên rốn.

Ấn liền 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước trước ra sau và từ dưới lên trên mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la là được.

Nếu thấy trẻ hôn mê : để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân. Đặt gót một lòng bàn thay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất. Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi hởi đường thở.

5. Cách phòng tránh dị vật đường thở

- Hạn chế thói quen ngậm đồ chơi hoặc loại bỏ các dị vật nguy cơ Con muối phải

- Loại bỏ kẹo ngậm khi trẻ < 3 tuổi

- Phát hiện sớm Hội chứng xâm nhập

 Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin về dị vật đường thở : nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu và phương pháp ngăn ngừa. Đây là tài liệu được tham khảo chuyên môn của bác sĩ, nên mong cha mẹ nên đọc và ghi nhớ nội dung. Có như vậy mới ngăn ngừa được những vụ tai nạn hết sức thương tâm.

Tham khảo các mẹo chăm sóc bé sơ sinh.

Tham khảo cũi ngăn ngừa sặc sữa, trào ngược.

CÔNG TY TNHH GOLDCAT VIỆT NAM
? Website :GoldCat
MST:0106569607
?Lienhe@goldcat.vn
☎ 08.3738.8686
?CS1: Số 31 Ngọc Đại, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, HN( có bãi đỗ xe ô tô)